Aller au contenu principal

Trần Quý Kiên


Trần Quý Kiên


Trần Quý Kiên (1911-1965) là một nhà cách mạng Việt Nam, (bị thực dân Pháp giam cầm 11 năm tù). Ông thuộc lớp đảng viên đầu tiên thời lập quốc 1930 và cũng là lớp lãnh đạo sớm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội -Thường Vụ xứ ủy Bắc Kỳ (1938-1940), Bí thư - Trưởng ban căn cứ địa trung ương Việt Bắc (An Toàn Khu thủ đô của Cách mạng) , Thứ trưởng - Phó văn phòng Thủ tướng (của Thủ tướng Hồ Chí Minh 1950). Kiêm Phó Ban Tổ chức Trung Ương 1951.Bí thư đầu tiên của Đảng ủy khối các cơ quan trung ương . Huân chương Sao Vàng.

Tiểu sử

Ông tên thật là Đinh Xuân Nhạ (Trần Quý Kiên, Dương Văn Ty). Sinh năm 1911 tại Bến Nứa, Hà Nội. Quê gốc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

Vào đảng 5/1930, Ông thuộc thế hệ Đảng viên đầu tiên của Đảng. Kể từ khi trở thành người cộng sản, ông hoạt động cách mạng liên tục và là lớp lãnh đạo sớm của Đảng, ông là Ủy viên Thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ- Bí Thư Thành ủy Hà Nội 1938-1940. Ông đã có những đóng góp quan trọng, to lớn vào công tác xây dựng lực lượng của Đảng để tiến tới giành chính quyền trong Cách Mạng Tháng 8/1945 tại nhiều địa phương và trong xây dựng căn cứ địa Trung Ương ATK Việt Bắc. Ông bị thực dân Pháp giam cầm 11 năm tại Nhà tù Hỏa Lò và Nhà tù Sơn La cùng với nhiều đồng chí cốt cán như: Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Đặng Việt Châu. Lê Thanh Nghị ..vv..

1936-1940 phụ trách về tổ chức và xây đựng Đảng , Ông có những cống hiến to lớn cho cách mạng, tham gia khôi phục lại xứ ủy Bắc Kỳ và xây dựng lại hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ :

- 8/1936 ông cùng hai đồng chí Nguyễn Văn Cừ(TBT )và Nguyễn Văn Minh thành lập Ủy ban sáng kiến là cơ quan lãnh đạo lâm thời của Xứ ủy Bắc Kỳ .

-3/1937 ông cùng các đồng chí : Trường Chinh, Tô Hiệu, Lương Khánh Thiện...vv. thành lập lại Xứ Ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hà Nội.

- 4/1937 Ông cùng đồng chí Hoàng Quốc Việt là hai Xứ Ủy viên được tăng cường về thành lập lại Thành uỷ Hải Phòng .

- 11/1937 Ông tham gia thành lập liên Xứ Ủy Bắc Kỳ - Bắc Trung Kỳ .

- 1938 Ông trực tiếp về thành lập chi bộ đảng nòng cốt đầu tiên của hai tỉnh Sơn Tây & Hà Đông. Công nhận chi bộ dự bị Đa Phúc do đồng chí Phan Trọng Tuệ làm bí thư, là chi bộ chính thức của đảng.

- 5/1945 ông Trực tiếp về thành lập Tỉnh ủy lâm thời của tỉnh Ninh Bình.

Đầu 1938 Ông là Bí Thư Thành ủy Hà Nội, rồi vào ban lãnh đạo cao nhất là Ban Thường vụ Xứ Ủy Bắc Kỳ với Hoàng Văn Thụ và Lương Khánh Thiện 6/1940 Ông bị Pháp bắt lần thứ hai.

Sau khi vượt ngục 3/1945.Ông đóng góp quan trọng vào thành công của cách mạng tháng 8/1945  :(ở cương vị Bí thư Chiến khu Quang Trung) ông đã trực tiếp lãnh đạo xây dựng lực lượng tiến tới giành chính quyền ở ba tỉnh (Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa), đồng thời trực tiếp lãnh đạo giành chính quyền tại hai tỉnh Sơn La và Lai châu ..

CMT8 thành công Ông tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của phong trào kháng chiến ở Liên Khu 3, rồi trực tiếp lãnh đạo xây dựng Căn Cứ Địa Trung Ương Việt Bắc ,Thủ đô của kháng chiến, góp phần to lớn vào công cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc.

Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình Ông đã trực tiếp giác ngộ, bồi dưỡng và kết nạp đảng nhiều chiến sĩ cách mạng, mà sau này trở thành những cán bộ ưu tú của đảng như : Văn Tiến Dũng (đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng), Hoàng Minh Giám (bộ trưởng bộ Ngoại giao),toàn bộ chi bộ dự bị của đ/c Phan Trọng Tuệ ( Phó Thủ tướng Chính phủ), Dương Nhật Đại (Bí thư Thành ủy Hà Nội 9/1949).

1953 bệnh nặng , Ông được Đảng và Chính phủ đưa đi chữa bệnh ở nước ngoài một thời gian dài. Về nước, ông nhận trách nhiệm thay mặt Chủ tịch nước điều tra sửa sai trong công tác cải cách ruộng đất tại tỉnh Vĩnh Phúc..Ông mất tại Hà Nội năm 1965 do bệnh nặng.

Vinh danh

Tên ông được đặt cho 4 con đường tại 4 thành phố lớn của đất nước : Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng và kinh thành Huế.


Huân chương

  • Huân chương Sao Vàng
  • Huân chương Hồ Chí Minh
  • Huân chương Kháng chiến hạng nhất
  • Huân chương Lao động hạng nhất.

Gia đình

Vợ ông là bà Lê Thị Tấn (tức Nguyễn Thị Đáp). Bà đã một mình thay ông đùm bọc nuôi dạy sáu người con trưởng thành khôn lớn. Bà cũng là một chiến sĩ cách mạng được trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huy chương Kháng chiến hạng nhất và Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Tham khảo


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Trần Quý Kiên by Wikipedia (Historical)


INVESTIGATION