Aller au contenu principal

Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt Nam


Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt Nam


Bài viết liệt kê danh sách các đại học, trường đại học, học viện và trường cao đẳng tại Việt Nam. Đại học, trường đại học, học viện và viện hàn lâm là các cơ sở giáo dục bậc cao đào tạo các bậc đại học và sau đại học, mang tính mở. Chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, danh giá với nhà tuyển dụng, phạm vi ảnh hưởng của trường và thành tích cựu sinh viên tạo nên danh tiếng của trường đại học. Trường đại học đầu tiên tại Việt Nam (đào tạo Nho học) được thành lập từ năm 1076 mang tên Quốc Tử Giám.

Mô hình đại học tại Việt Nam nổi bật với các trường đại học chuyên ngành, đa ngành độc lập. Mô hình đại học đa thành viên tập hợp nhiều trường đại học thành viên ít được phát triển hơn tại Việt Nam. Đối với các trường đại học công lập có hai cơ chế hoạt động chính đó là nhà nước kiểm soát và tự chủ. Với cơ chế tự chủ các trường đại học sẽ được quyền chủ động về vấn đề nhân sự, chương trình đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và tài chính vì vậy nhà nước giảm ngân sách cấp cho nhóm trường này.

Học viện hay viện hàn lâm là mô hình giáo dục được phát triển từ đại học, ra đời sau này. So với đại học, học viện và viện hàn lâm chú trọng nghiên cứu hơn. Viện hàn lâm là cơ sở giáo dục bậc cao cấp cao nhất, thành viên của viện hàn lâm thường bao gồm những cá nhân xuất chúng trong những lĩnh vực có liên quan, những người được các thành viên khác bầu chọn, hoặc được chính phủ bổ nhiệm, chỉ đào tạo bậc sau đại học. Giá trị văn bằng được cấp bởi đại học và học viện là tương đương nhau.

Trong bài viết này, tất cả các đại học, trường đại học và học viện nằm trong nhóm Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam đều được in đậm.

Đại học

Theo định nghĩa tại Điều 4 Luật Giáo dục đại học Việt Nam hiện hành, đại học là cơ sở giáo dục đại học, được tổ chức để đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học, được cấu thành bởi các đơn vị thành viên là viện, trường đại học, trường chuyên ngành và các đơn vị nghiên cứu khác. Các đại học thường không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, mà giao nhiệm vụ này cho các đơn vị thành viên thực hiện. Người đứng đầu một đại học gọi là giám đốc (president), người đứng đầu một đơn vị thành viên là hiệu trưởng hay viện trưởng (rector), hoặc giám đốc đơn vị.

Hiện tại, ở Việt Nam có tổng cộng 7 đại học, bao gồm 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng và 2 đại học lĩnh vực. Cả 7 đại học đều nằm trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia.

Đại học quốc gia

Đại học quốc gia là mô hình đào tạo đặc biệt trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Các đại học quốc gia hoạt động độc lập dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, không cần thông qua bất kỳ cơ quan, tổ chức nhà nước nào. Các đại học này được đầu tư và định hướng để trở thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ của Việt Nam, đi tiên phong trong việc chuyển giao các thành tựu công nghệ đa lĩnh vực từ các quốc gia trên thế giới. Hằng năm, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, đưa ra các chỉ tiêu về nghiên cứu, đào tạo cho các đại học quốc gia. Các đại học quốc gia được trao quyền để chủ động xây dựng chương trình đào tạo đại học, sau đại học, chủ động đào tạo nghiên cứu sinh, thẩm định luận án và ra quyết định cấp bằng tiến sĩ các lĩnh vực.

Hiện nay cả nước có hai đại học quốc gia, bao gồm Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cả 2 đại học quốc gia đều thuộc danh sách đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.

Đại học vùng

Mô hình hoạt động của các đại học vùng tương tự như mô hình của đại học quốc gia. Điểm khác biệt duy nhất là đại học vùng chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo thay vì sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ. Hiện nay cả nước có ba đại học vùng, bao gồm Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng. Trường Đại học Cần Thơ đang có đề xuất và xin hỗ trợ về thủ tục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để trở thành đại học vùng thứ tư.

Đại học lĩnh vực

Hiện nay, một số trường đại học tại Việt Nam đã và đang xây dựng đề án tái cơ cấu, chuyển đổi sang mô hình đại học nhằm mở rộng quy mô đào tạo và hoạt động theo từng lĩnh vực nhất định.

Ngày 02 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học thứ 6 và là Đại học lĩnh vực đầu tiên của Việt Nam, đến tháng 3/2023, cơ sở giáo dục này chính thức chuyển từ mô hình "Trường Đại học" sang "Đại học Đa ngành" tập trung vào các lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, có con dấu và pháp nhân riêng, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Năm 2021, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh công bố đề án "Hướng đến phát triển UEH thành Đại học đa ngành bền vững", đồng thời thay đổi cơ cấu và hệ thống nhận diện thương hiệu. Đến ngày 04 tháng 10 năm 2023, Đề án được Chính phủ và Bộ Giáo dục phê duyệt để chính thức chuyển đổi từ "trường đại học" sang "đại học". Như vậy, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (tên khác: UEH University, Đại học UEH), trở thành Đại học thứ 7 của Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh, Khoa học Quản lý và Phát triển bền vững.

Một số trường còn lại, như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Cần Thơ,... đã có đề án chuyển đổi và chờ được phê duyệt.

Trường đại học và học viện trực thuộc cơ quan, tổ chức nhà nước

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học: "Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này".

Phần lớn các cơ sở đào tạo Đại học tại Việt Nam trực thuộc và được quản lý trực tiếp bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số trường đại học và học viện đào tạo theo các lĩnh vực khoa học nhất định sẽ được quản lý bởi các cơ quan, tổ chức nhà nước có chuyên môn tương ứng. Các cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo theo lĩnh vực chuyên môn, cũng như thực hiện các quy trình kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tham vấn và hỗ trợ các cơ sở giáo dục này trong việc vận hành bộ máy, tổ chức cũng như quản lý các hoạt động về nghiệp vụ đào tạo và giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Y tế

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Công Thương

Bộ Giao thông Vận tải

Bộ Xây dựng

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ Tài chính

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Giáo hội Phật giáo Việt Nam được phép tổ chức, đào tạo các chương trình ở cấp bậc Đại học, Sau Đại học và Nghiên cứu sinh Tiến sĩ. Các ngành học chủ yếu của hệ thống Học viện là Tôn Giáo học chuyên ngành Phật học, Triết học Chuyên ngành Triết học Phật giáo,... Hệ thống Học viện Phật giáo Việt Nam được quản lý độc lập bởi Giáo hội thông qua Ban Giáo dục Tăng - Ni Trung ương. Giáo hội chủ động xây dựng chương trình đào tạo và quy chế tuyển sinh cho từng Học viện, đồng thời báo cáo với Chính phủ kết quả tuyển sinh, đào tạo định kỳ hàng năm.

Các cơ quan, tổ chức khác

Trường đại học trực thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Là các trường đại học công lập đa ngành hoặc chuyên ngành dưới sự quản lý của UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Ở những trường đại học địa phương, một số ngành trọng điểm chỉ tuyển hoặc ưu tiên đối với các thí sinh có hộ khẩu thường trú trong địa bàn đó và một số lân cận.

Trường đại học tư thục

Trường đại học tư thục là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục do một tổ chức hoặc cá nhân đứng tên sở hữu và có quyền bán lại cho cá nhân khác. Hội đồng quản trị của trường có quyền quyết định quy mô kinh doanh, chất lượng đào tạo, kế hoạch tuyển sinh, chương trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Trường đại học, cao đẳng và học viện quân sự, công an

Quân sự

Hiện nay ở Việt Nam có tất cả 29 trường đại học, cao đẳng quân sự đào tạo sĩ quan cho tất cả các ngành, cơ quan, đơn vị trong cơ quan Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong đó có 26 trường tuyển học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh sĩ. Học viện Quốc phòng ở Hà Nội chỉ tuyển sinh các sĩ quan đã tốt nghiệp các trường, học viện quân sự cấp trung. Học viện Lục quân chỉ tuyển sinh các sĩ quan đã tốt nghiệp các trường Đại học, Học viện Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, tăng – thiết giáp, công binh, pháo binh, phòng hóa, thông tin – liên lạc, kỹ thuật, khoa học, phòng không, biên phòng, hải quân, không quân, đặc công. Học viện Chính trị tuyển sinh các sĩ quan đã tốt nghiệp Trường Đại học Sĩ quan Chính trị hoặc sĩ quan đã tốt nghiệp các trường Học viện, trường Đại học Sĩ quan khác trong quân đội.

Các trường quân sự do Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo về mặt nội dung chương trình đào tạo. Sinh viên muốn dự thi vào các trường này cần phải đạt các tiêu chuẩn về sức khoẻ, lý lịch. Ngoài ra, một số học viện, trường cao đẳng có đào tạo hệ dân sự, phục vụ quá trình phát triển của đất nước, các sinh viên hệ dân sự phải đóng tiền học và không phải đạt các tiêu chuẩn về sức khoẻ, chính trị.

Công an

Các trường công an đào tạo sĩ quan công an. Các trường này cũng mang tính chất đào tạo đặc thù riêng để phù hợp với ngành Công an. Các trường công an do Bộ Công an, mà trực tiếp là Tổng cục Xây dựng Lực lượng Công an Nhân dân quản lý. Muốn được theo học tại các trường công an, thí sinh cũng phải đạt được những tiêu chuẩn về thể chất, chính trị và lý lịch. Hiện nay, một vài trường đã đào tạo hệ dân sự.

Collection James Bond 007

Trường đại học nước ngoài

Các trường đại học trong danh sách này là các trường đại học vốn đầu tư nước ngoài hoặc cơ sở Việt Nam của các đại học có trụ sở ở nước ngoài. Khác với một số trường đại học quốc tế được thành lập dựa trên thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước sở tại (ví dụ: Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Việt Nhật,...), các trường đại học trong danh sách này được quản lý độc lập bởi Chính phủ nước ngoài hoặc Tổ chức quốc tế. Chính phủ Việt Nam không can thiệp vào vấn đề hoạt động, đào tạo của các trường này, tuy nhiên có quyền yêu cầu Hiệu trưởng các trường báo cáo về tình hình hoạt động để đảm bảo trường hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Việt Nam hiện hành.

Trường dự bị đại học

Dự bị đại học, dự bị đại học dân tộc là loại hình trường chuyên biệt thuộc hệ thống các trường đại học, cao đẳng được thành lập dành riêng cho học sinh người dân tộc thiểu số ở cấp vùng cao, cấp vùng xa xôi hẻo lánh có đủ trình độ vào học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Nó cũng làm nhiệm vụ đào tạo, tạo nguồn cán bộ quản lý, cán bộ khoa học người dân tộc thiểu số.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1127/QĐ–TTg ngày 26/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ chuyển 4 trường Dự bị Đại học và một trường Phổ thông vùng cao từ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc.

Trường cao đẳng

Trường Cao đẳng nghề hay Cao đẳng chuyên nghiệp được gọi chung là trường Cao đẳng, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với sự tham mưu trực tiếp là Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ra quyết định thành lập và quản lý nhà nước về chương trình, chất lượng đào tạo, cấp bằng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng nghề được liên thông lên đại học chính quy. Hệ số lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề khi làm việc trong khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp có vốn nhà nước (Công ty cổ phần) được xếp ngang bằng với bậc cao đẳng chuyên nghiệp hoặc cao hơn 1 bậc đối với một số chức danh chuyên môn nghiệp vụ.

Trường cao đẳng sư phạm, Trường cao đẳng đào tạo ngành Giáo dục mầm non

Công lập

Ngoài công lập

Trường cao đẳng y tế

Trường cao đẳng chuyên nghiệp

Ngoài công lập

  1. Trường Cao đẳng ASEAN
  2. Trường Cao đẳng Âu Lạc Huế
  3. Trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng
  4. Trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên
  5. Trường Cao đẳng Bách Việt
  6. Trường Cao đẳng Bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp
  7. Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà
  8. Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội
  9. Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi
  11. Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
  12. Trường Cao đẳng Đại Việt – Hà Nội
  13. Trường Cao đẳng Đại Việt Đà Nẵng
  14. Trường Cao đẳng Dược Hà Nội
  15. Trường Cao đẳng Hoan Châu
  16. Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  17. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đông Du – Đà Nẵng
  18. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội
  19. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bách Khoa
  20. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Vạn Xuân
  21. Trường Cao đẳng Lạc Việt – Đà Nẵng
  22. Trường Cao đẳng Miền Nam
  23. Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ Việt Nhật
  24. Trường Cao đẳng Phương Đông – Đà Nẵng
  25. Trường Cao đẳng Phương Đông – Quảng Nam
  26. Trường Cao đẳng Quảng Ngãi
  27. Trường cao đẳng Quốc tế BTEC FPT
  28. Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus
  29. Trường Cao đẳng Tâm Trí
  30. Trường Cao đẳng Tư thục Đức Trí – Đà Nẵng
  31. Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
  32. Trường Cao đẳng Viễn Đông
  33. Trường Cao đẳng Việt – Anh
  34. Trường Cao đẳng Việt Mỹ
  35. Trường Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh
  36. Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực – Thanh Hóa
  37. Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội
  38. Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
  39. Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Yên Bái
  40. Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ
  41. Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
  42. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Trường cao đẳng nghề

Khu vực Thành phố Hà Nội
  1. Trường Cao đẳng Cơ Điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội
  2. Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc
  3. Trường Cao đẳng Đường sắt
  4. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương I
  5. Trường Cao đẳng Kỹ thuật trang thiết bị Y tế
  6. Trường Cao đẳng nghề An ninh – Công nghệ
  7. Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội (Hactech)
  8. Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa
  9. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
  10. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội
  11. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội
  12. Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
  13. Trường Cao đẳng nghề Hùng Vương
  14. Trường Cao đẳng nghề Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  15. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ – Kinh tế Simco Sông Đà
  16. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ
  17. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Mỹ nghệ Việt Nam
  18. Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội
  19. Trường Cao đẳng nghề Long Biên
  20. Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Trãi
  21. Trường Cao đẳng nghề Quốc tế Hà Nội
  22. Trường Cao đẳng nghề số 17 – Bộ Quốc phòng
  23. Trường Cao đẳng nghề Thăng Long
  24. Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo
  25. Trường Cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội
  26. Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Hà Nội
  27. Trường Cao đẳng Phú Châu
  28. Trường Cao đẳng Thực hành FPT
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
  1. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Đường thủy II
  2. Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thủ Đức
  3. Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II
  4. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ
  5. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ thông tin iSPACE
  6. Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn
  7. Trường Cao đẳng Nghề Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh
  8. Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  9. Trường Cao đẳng nghề Sài Gòn
  10. Trường Cao đẳng nghề số 7 – Bộ Quốc phòng
  11. Trường Cao đẳng Nghề Thành phố Hồ Chí Minh
  12. Trường Cao đẳng Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh
  13. Trường Cao đẳng Thủ Thiêm – TP. Hồ Chí Minh
Khu vực phía bắc (Từ Hà Tĩnh trở ra)
  1. Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa
  2. Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ
  3. Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh
  4. Trường Cao đẳng Cơ giới Xây dựng
  5. Trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp
  6. Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh
  7. Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt – May Nam Định
  8. Trường Cao đẳng Công Thương Thái Nguyên
  9. Trường Cao đẳng Du lịch – Thương mại Nghệ An
  10. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình
  11. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nam Định
  12. Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Sơn La
  13. Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang
  14. Trường Cao đẳng Lào Cai
  15. Trường Cao đẳng nghề An Nhất Vinh
  16. Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang
  17. Trường Cao đẳng nghề Bắc Nam
  18. Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng
  19. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Tây Bắc
  20. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi
  21. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Tam Điệp
  22. Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình
  23. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện
  24. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh
  25. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ LICOGI Thanh Hóa
  26. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
  27. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ
  28. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt– Hàn Bắc Giang
  29. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản
  30. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản
  31. Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng
  32. Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
  33. Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc – Vinacomin
  34. Trường Cao đẳng nghề Công thương Việt Nam
  35. Trường Cao đẳng nghề Đại An
  36. Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn
  37. Trường Cao đẳng nghề Dịch vụ Hàng không AIRSERCO
  38. Trường Cao đẳng nghề Điện Biên
  39. Trường Cao đẳng nghề Du lịch và dịch vụ Hải Phòng
  40. Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải
  41. Trường Cao đẳng Nghề Giao thông Cơ điện Quảng Ninh
  42. Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Đường thủy I
  43. Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải trung ương II
  44. Trường Cao đẳng nghề Hà Nam
  45. Trường Cao đẳng nghề Hải Dương
  46. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế – Công nghệ VICET
  47. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế – Kỹ thuật Bắc Bộ
  48. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế – Kỹ thuật số 1 Nghệ An
  49. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế – Kỹ thuật Tô Hiệu
  50. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ LOD
  51. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc Nghệ An
  52. Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật y tế Thăng Long
  53. Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật–Công nghệ Tuyên Quang
  54. Trường Cao đẳng nghề Lam Kinh
  55. Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn
  56. Trường Cao đẳng nghề Lao động – Xã hội Hải Phòng
  57. Trường Cao đẳng nghề LILAMA–1
  58. Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ
  59. Trường Cao đẳng nghề Quản lý và Công nghệ
  60. Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc phòng
  61. Trường Cao đẳng nghề số 13 – Bộ Quốc phòng
  62. Trường Cao đẳng nghề số 19 – Bộ Quốc phòng
  63. Trường Cao đẳng nghề số 2 – Bộ Quốc phòng
  64. Trường Cao đẳng nghề số 20 – Bộ Quốc phòng
  65. Trường Cao đẳng nghề số 3 – Bộ Quốc phòng
  66. Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng
  67. Trường Cao đẳng nghề Sông Đà
  68. Trường Cao đẳng nghề Thái Bình
  69. Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp
  70. Trường Cao đẳng nghề Việt – Hàn Quảng Ninh
  71. Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1
  72. Trường Cao đẳng nghề Việt–Đức Hà Tĩnh
  73. Trường Cao đẳng nghề Viglacera
  74. Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
  75. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
  76. Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam
  77. Trường Cao đẳng Việt Đức Nghệ An
  78. Trường Cao đẳng VMU
Khu vực phía nam (Từ Quảng Bình trở vào)
  1. Trường Cao đẳng Cơ điện – Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ
  2. Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA–2
  3. Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên
  4. Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ
  5. Trường Cao đẳng Dầu khí
  6. Trường Cao đẳng Đồng Khởi
  7. Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ
  8. Trường Cao đẳng Du lịch Đà Lạt
  9. Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng
  10. Trường Cao đẳng Du lịch Huế
  11. Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang
  12. Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu
  13. Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
  14. Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất
  15. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu
  16. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang
  17. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
  18. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk
  19. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai
  20. Trường Cao đẳng nghề An Giang
  21. Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu
  22. Trường Cao đẳng nghề Bình Phước
  23. Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận
  24. Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
  25. Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Quảng Ngãi
  26. Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi
  27. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng An
  28. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai
  29. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Sài Gòn
  30. Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt
  31. Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng
  32. Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
  33. Trường Cao đẳng nghề Hoa Sen
  34. Trường Cao đẳng Nghề Khách sạn Du lịch Quốc tế IMPERIAL
  35. Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang
  36. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ LADEC
  37. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị Y tế Bình Dương
  38. Trường Cao đẳng nghề Long An
  39. Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Tri Phương
  40. Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi
  41. Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
  42. Trường Cao đẳng nghề Phú Yên
  43. Trường Cao đẳng nghề Quảng Bình
  44. Trường Cao đẳng nghề Quảng Nam
  45. Trường Cao đẳng nghề Quốc tế Nam Việt
  46. Trường Cao đẳng nghề số 21 – Bộ Quốc phòng
  47. Trường Cao đẳng nghề số 22 – Bộ Quốc phòng
  48. Trường Cao đẳng nghề số 23 – Bộ Quốc phòng
  49. Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc phòng
  50. Trường Cao đẳng nghề số 8 – Bộ Quốc phòng
  51. Trường Cao đẳng nghề số 9 – Bộ Quốc phòng
  52. Trường Cao đẳng nghề Sóc Trăng
  53. Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh
  54. Trường Cao đẳng nghề Tây Sài Gòn
  55. Trường Cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế
  56. Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang
  57. Trường Cao đẳng nghề Trà Vinh
  58. Trường Cao đẳng nghề Trần Đại Nghĩa
  59. Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau
  60. Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore
  61. Trường Cao đẳng nghề Việt Nam–Hàn Quốc Quảng Ngãi
  62. Trường Cao đẳng nghề Việt–Úc Đà Nẵng
  63. Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long
  64. Trường Cao đẳng Quốc tế Vabis
  65. Trường Cao đẳng Thaco
  66. Trường Cao đẳng Việt Nam–Hàn Quốc Bình Dương

Xem thêm

  • Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội
  • Danh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Đà Nẵng
  • Hệ thống giáo dục Việt Nam
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam
  • Danh sách các trường Trung học chuyên nghiệp của Việt Nam
  • Danh sách các trường đại học, học viện và cao đẳng đào tạo ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam
  • Khối ngành đại học, cao đẳng ở Việt Nam

Chú thích

Ghi chú

Tham khảo


Liên kết ngoài

  • Trang chủ của Bộ giáo dục và Đào tạo Lưu trữ 2017-06-03 tại Wayback Machine
    • Danh sách các đại học cấp vùng Lưu trữ 2013-03-07 tại Wayback Machine
    • Danh sách các trường đại học, cao đẳng Lưu trữ 2013-03-02 tại Wayback Machine
    • Danh sách các học viện Lưu trữ 2013-03-17 tại Wayback Machine
    • Danh sách các trường khác Lưu trữ 2013-03-02 tại Wayback Machine
  • Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 của Thủ tướng Việt Nam

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt Nam by Wikipedia (Historical)

Articles connexes


  1. Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội
  2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  3. Danh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
  4. Trường Đại học Ngoại thương
  5. Danh sách trường trung học phổ thông tại Hà Nội
  6. Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng (Việt Nam)
  7. Học viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam)
  8. Học viện Ngoại giao (Việt Nam)
  9. Học viện Tài chính (Việt Nam)
  10. Trường Đại học FPT
  11. Học viện Quốc phòng (Việt Nam)
  12. Đại học Quốc gia Hà Nội
  13. Học viện Ngân hàng (Việt Nam)
  14. Học viện Quân y (Việt Nam)
  15. Danh sách trường đại học, cao đẳng quân sự Việt Nam
  16. Đại học Bách khoa Hà Nội
  17. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
  18. Học viện Lục quân (Việt Nam)
  19. Đại học Thanh Hoa
  20. Danh sách trường trung học phổ thông chuyên tại Việt Nam