Aller au contenu principal

ATS-2


ATS-2


ATS-2 là một Ứng dụng vệ tinh công nghệ, có chức năng như một vệ tinh liên lạc được NASA phóng lên vào ngày 6 tháng 4 năm 1967 trên một tên lửa Atlas-Agena D từ Cape Canaveral.

Mục tiêu

ATS-2 có các mục tiêu như: thử nghiệm các khái niệm mới trong thiết kế tàu vũ trụ, về động cơ đẩy và sự ổn định của nó; chụp ảnh chất lượng cao của mây che phủ; về thu thập dữ liệu đo trong môi trường hàng không vũ trụ; và thử nghiệm các hệ thống truyền thông được cải thiện bởi nó.

Tính năng, đặc điểm

Vệ tinh này có hình dạng hình trụ với 142 xentimét (56 in) đường kính và chiều cao 183 xentimét (72 in). Sau khi bao gồm cả vỏ động cơ, vệ tinh có chiều cao khoảng 360 xentimét (140 in). Bề mặt của vệ tinh được bao phủ bởi các tấm pin mặt trời và nó sử dụng hệ thống ổn định độ dốc trọng lực để kiểm soát trong quá trình được phóng lên.

Thí nghiệm

12 thí nghiệm sau đây đã được tiến hành:

  • Thiên văn vô tuyến
  • Điện trường từ
  • Máy quang phổ từ trường lệch
  • Kính thiên văn quan sát các dạng hạt
  • Máy dò proton và electron đa hướng
  • Máy thu tần số rất thấp (VLF)
  • Albedo của trái đất (DoD)
  • Transponder truyền thông vi sóng (Hughes Co.)
  • Ổn định Gravity-Gradient (General Electric Co)
  • Hệ thống camera Vidicon tiên tiến (AVCS)
  • Suy thoái lớp phủ nhiệt
  • Suy thoái pin mặt trời (năng lượng)

Sứ mệnh

Sự kiện phóng vệ tinh ATS-2 được thực hiện theo kế hoạch cho đến lần đốt Agena đầu tiên (được thực hiện bởi NASA). Khi quá trình ghi thứ hai được bắt đầu, động cơ Agena không thể khởi động lại và do đó không thể đặt vệ tinh vào đúng quỹ đạo. Điều tra sau đó cho thấy van cách ly oxy hóa đã không đóng được sau lần đốt đầu tiên. Van này được cho là có tác dụng ngăn không cho nhiên liệu thoát ra khỏi bể chứa và làm đầy tuabin trong giai đoạn dừng, nhưng vì nó vẫn mở, máy bơm đã phát triển khóa hơi và do đó không thể bơm chất oxy hóa vào. Một lượng nhỏ ISP được tạo ra bởi hộp đánh lửa máy đã tạo khí. Hệ số ổn định thấp của quỹ đạo khiến vệ tinh sụp đổ nhiều hơn hệ thống ổn định có thể bù lại, điều này làm phức tạp nhiệm vụ của nó. Vệ tinh vẫn tạo ra một số dữ liệu có thể sử dụng được từ các thí nghiệm, đáng chú ý nhất là các dữ liệu liên quan đến các tia và hạt vũ trụ được chụp lại. Nó đã trở lại bầu không khí vào ngày 2 tháng 9 năm 1969.

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • ATS, Past NASA Missions Lưu trữ 2019-01-07 tại Wayback Machine
  • ATS, NASA Science Missions

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: ATS-2 by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


Apollo 5


Apollo 5


Apollo 5 (phóng ngày 22 tháng 1 năm 1968), còn gọi là AS-204, là chuyến bay đầu tiên và không có người lái của Mô-đun Mặt Trăng Apollo (LM), phi thuyền mà về sau đã đưa các phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng. Tên lửa Saturn IB mang theo LM cất cánh từ Mũi Kennedy vào ngày 22 tháng 1 năm 1968. Đây là một sứ mệnh thành công đối với NASA, mặc dù một nhiệm vụ thay thế cho kế hoạch ban đầu đã được triển khai do các vấn đề về lập trình.

Cũng như Apollo 4, chuyến bay này bị trì hoãn khá lâu, một phần là do những trở ngại trong quá trình phát triển LM do Grumman Aircraft sản xuất. Tên lửa Saturn IB ban đầu dùng để đưa LM đầu tiên (LM-1) lên vũ trụ đã bị tháo dỡ trong thời gian trì hoãn, và được thay thế bằng chiếc lẽ ra sẽ phóng Apollo 1 nếu vụ cháy tàu vũ trụ khiến ba phi hành gia thiệt mạng không xảy ra. LM-1 đến Trung tâm Vũ trụ Kennedy vào tháng 6 năm 1967, mở đầu nhiều tháng tiếp theo được dành ra cho việc thử nghiệm và lắp đặt LM lên trên Saturn IB. Sau những lần trì hoãn cuối cùng do sự cố thiết bị, quá trình đếm ngược bắt đầu vào ngày 21 tháng 1 năm 1968, và phương tiện vũ trụ đã được phóng vào ngày hôm sau.

Một khi phi thuyền đi vào quỹ đạo và LM tách ra khỏi tầng đẩy S-IVB, chương trình thử nghiệm trên quỹ đạo bắt đầu. Tuy nhiên, quá trình đốt cháy theo kế hoạch đã tự động bị hủy bỏ khi Apollo Guidance Computer (tạm dịch là "Máy tính Hướng dẫn Apollo") phát hiện thấy tàu không đi nhanh như kế hoạch. Giám đốc Chuyến bay Gene Kranz và nhóm của ông tại Trung tâm Kiểm soát Sứ mệnh ở Houston nhanh chóng quyết định triển khai một nhiệm vụ thay thế, trong đó mục tiêu thử nghiệm LM-1 của nó đã được hoàn thành. Nhiệm vụ thành công đến mức một sứ mệnh không người lái thứ hai nhằm thử nghiệm LM đã bị hủy bỏ, thúc đẩy kế hoạch đưa phi hành gia hạ cánh lên Mặt Trăng vào cuối thập niên 1960 của NASA.

Bối cảnh

Năm 1961, Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy thách thức nước Mỹ đưa phi hành gia lên Mặt Trăng trước khi kết thúc thập niên 1960 và mang người đó về lại Trái Đất an toàn. Sau khi trải qua cuộc tranh luận đáng kể, cuối năm 1962, NASA (cơ quan hàng không vũ trụ của chính phủ Hoa Kỳ) đã quyết định sử dụng chiến lược điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng cho các sứ mệnh lên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, theo đó toàn bộ tàu vũ trụ Apollo sẽ được đẩy về quỹ đạo thiên thể này bằng tầng thứ ba của phương tiện phóng Saturn V (S-IVB). Một khi đã vào quỹ đạo, các phi hành gia trong nhóm hạ cánh sẽ bước vào Lunar Excursion Module (LEM) (sau gọi là Mô-đun Mặt Trăng). LM sau đó tách khỏi mô-đun chỉ huy và dịch vụ Apollo (CSM) để đáp xuống Mặt Trăng. Khi các phi hành gia sẵn sàng quay trở lại, họ bước vào LM, cho phi thuyền bay lên và ghép nối lại với CSM. Tiếp đó, họ sẽ loại bỏ mô-đun Mặt Trăng và quay về Trái Đất trên CSM. Năm 1962, NASA đã mời 11 công ty tham gia đấu thầu hợp đồng xây dựng LM. Ngày 7 tháng 11 năm 1962, NASA thông báo trao bản hợp đồng cho tập đoàn Grumman ở Bethpage, New York.

Trì hoãn

Cũng như Apollo 4, đã có một số trì hoãn nghiêm trọng xảy ra đối với Apollo 5 mà nguyên nhân chính là do LM bị chậm tiến độ. Giám đốc Chương trình Apollo, Thiếu tướng Samuel C. Phillips ban đầu hy vọng rằng chuyến bay thử nghiệm không người lái của Mô-đun Mặt Trăng đầu tiên là LM-1 sẽ được phóng vào tháng 4 năm 1967. Với khoảng thời gian ước chừng sáu tháng để kiểm tra và thử nghiệm phương tiện, NASA đã yêu cầu Grumman vận chuyển LM-1 đến Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida trước tháng 9 năm 1966, nhưng do khó khăn trong việc sản xuất phương tiện này nên việc giao hàng liên tục bị trì hoãn. Khi AS-206, tên lửa Saturn IB dự định sẽ đưa LM-1 vào quỹ đạo, được dựng lên tại Tổ hợp Phóng 37 vào tháng 1 năm 1967, ngày giao hàng của LM-1 vẫn chưa được xác định. Sau vụ hỏa hoạn khiến phi hành đoàn Apollo 1 thiệt mạng vào tháng đó, phương tiện phóng AS-204 dự định dùng cho Apollo 1 đã được chuyển từ Tổ hợp Phóng 34 sang Tổ hợp Phóng 37 và thay thế chiếc AS-206. Công việc này được tiến hành vì AS-204 là chiếc Saturn IB cuối cùng có đầy đủ thiết bị nghiên cứu và phát triển, đồng thời, với tình trạng chuyến bay có người lái bị tạm dừng, NASA muốn sử dụng tầng đẩy đó cho chuyến bay đầu tiên của LM.

Do LM vẫn chưa sẵn sàng, Grumman đã cho làm một mô hình bằng ván ép tại Tổ hợp Phóng 37 để hỗ trợ kiểm tra cơ sở vật chất. Ngày 12 tháng 5 năm 1967, Giám đốc Chương trình Tàu vũ trụ Apollo là George M. Low thông báo tới trụ sở NASA về việc Grumman đã cam kết giao LM-1 vào ngày 28 tháng 6, mặc dù ông lưu ý mục tiêu này sẽ khó mà đạt được. Ngày 23 tháng 6, LM-1 đến Mũi Kennedy trên máy bay Super Guppy của Aero Spacelines, và các tầng được kết hợp với nhau bốn ngày sau đó. Một nhóm gồm 400 người dưới sự chỉ đạo của John J. Williams, một nhân vật kỳ cựu trong các hoạt động phóng cho cả hai chương trình Mercury và Gemini, đã kiểm tra những thông số kỹ thuật của LM-1, sau đó họ giám sát các kỹ thuật viên đã thử nghiệm và sửa đổi phương tiện của Grumman. Do rò rỉ trong tầng cất cánh (ascent stage) của LM, hai tầng đã bị tháo ra vào tháng 8. Sau khi chỗ rò rỉ được khắc phục và các tầng được liên kết lại, một vết rò rỉ khác phát triển và các tầng lại bị tách rời vào tháng 9. Trong khoảng thời gian này, Grumman đã tháo một số thiết bị ra để sửa chữa; các tầng được kết hợp lại một lần nữa vào tháng 10.

Tính đến ngày 6 tháng 9 năm 1967, Apollo 5 đã chậm trễ hơn khoảng 39 ngày so với kế hoạch được thiết lập hôm 18 tháng 7. Dù vậy, tất cả các vấn đề đã biết đều đang được giải quyết, ngoại trừ một số chỗ rò rỉ từ hệ thống đẩy. Ngày 18 tháng 11 năm 1967, Giám đốc Sứ mệnh William C. Schneider ban hành những quy định về phi vụ, giúp cho hầu hết các tài liệu sứ mệnh đều đã sẵn sàng. Hôm sau, LM-1 được ghép với tên lửa đẩy, và quá trình kiểm tra mức độ sẵn sàng của phương tiện vũ trụ đã hoàn thành vào tháng 12. Đầu tháng 1 năm 1968, văn phòng của Trưởng quản lý NASA James E. Webb thông báo rằng Apollo 5 sẽ được phóng sớm nhất là vào ngày 18 tháng 1 năm 1968. Các lỗi nhỏ như bộ lọc bị tắc nghẽn đã làm tăng thêm thời gian chậm trễ. Cuộc thử nghiệm trình diễn đếm ngược kết thúc vào ngày 19 tháng 1, và quá trình đếm ngược rút gọn dài 22 giờ bắt đầu vào ngày 21 tháng 1.

Mục tiêu

Mục tiêu của Apollo 5 là nhằm xác minh hoạt động của các hệ thống con LM. Trong chuyến bay, các động cơ cất cánh và hạ cánh sẽ bị đốt cháy. Một cuộc thử nghiệm "fire in the hole" sẽ được tiến hành để kiểm tra xem liệu tầng cất cánh có thể đốt cháy khi gắn vào tầng hạ cánh (descent stage) hay không. Quy trình này được sử dụng trên bề mặt Mặt Trăng và trong trường hợp việc hạ cánh xuống Mặt Trăng bị hủy bỏ. Cuộc thử nghiệm liên quan đến việc tắt tầng hạ cánh, chuyển quyền điều khiển và năng lượng sang tầng cất cánh, và khởi động động cơ cất cánh trong khi hai tầng vẫn đang được gắn vào nhau. Thuật ngữ "fire in the hole" bắt nguồn từ một câu cửa miệng trong ngành khai thác mỏ khi chất nổ sắp được sử dụng. Mục đích của cuộc thử nghiệm bổ sung là nhằm kiểm tra khả năng khởi động lại sau lần sử dụng đầu tiên của động cơ LM. Ngoài việc thử nghiệm các hệ thống LM, Apollo 5 còn phải thử nghiệm instrument unit trong cấu hình bay của Saturn V.

NASA ước tính rằng tầng cất cánh của LM-1 sẽ tồn tại trên quỹ đạo khoảng hai năm trước khi quay trở lại bầu khí quyển và tan rã, còn tầng hạ cánh là trong khoảng ba tuần.

Trang thiết bị

Apollo 5 được phóng lên quỹ đạo bởi tên lửa đẩy Saturn IB (định danh SA-204R), vốn ban đầu được chỉ định cho Apollo 1. Trong lần đầu tiên đến Mũi Kennedy vào tháng 8 năm 1966, nó đã trải qua trận hỏa hoạn mà không bị tổn hại gì, và sau đó được kiểm tra các dấu hiệu ăn mòn hoặc hư hỏng. Trọng lượng đánh lửa của phương tiện phóng, bao gồm tàu ​​vũ trụ và thuốc phóng, là 589.413 kilôgam (1.299.434 lb).

Phương tiện vũ trụ cho sứ mệnh này cao 55 mét (180 ft), nhưng lại có vẻ ngoài trông mập mạp do thiếu đi CSM cũng như hệ thống thoát hiểm khi phóng. Thay vào đó, LM được đặt trong adapter tàu vũ trụ-mô-đun Mặt Trăng (spacecraft-lunar module adapter, viết tắt là SLA) ở đầu tổ hợp phương tiện. SLA được đánh số là SLA-7, nằm ngay dưới nắp mũi (nose cap) trong tổ hợp và có bốn panel sẽ mở ra khi nắp mũi được đưa vào quỹ đạo, cho LM không gian để tách rời và di chuyển đi.

LM được định danh LM-1, là mô-đun Mặt Trăng Apollo đầu tiên sẵn sàng cho một chuyến bay. Để giảm trọng lượng và vì không cần thiết trong nhiệm vụ thử nghiệm, LM-1 không được trang bị chân hạ cánh.

Sau khi một trong các cửa sổ của LM-5 (sẽ bay ở nhiệm vụ Apollo 11) bị vỡ trong quá trình thử nghiệm vào tháng 12 năm 1967, NASA đã quyết định thay thế các cửa sổ của LM-1 bằng những tấm nhôm vì lo ngại chúng có thể bị hỏng khi bay. Do không có phi hành gia trên tàu nên LM-1 đã được cài đặt một chương trình sứ mệnh có thể điều khiển phi thuyền từ xa. Không phải tất cả các hệ thống LM-1 đều được kích hoạt hoàn toàn cũng như được cung cấp đầy đủ vật tư tiêu hao: ví dụ, pin sơ cấp của LM-1 đã được xả một phần để tránh sự cố quá áp, và bình oxy cho hệ thống kiểm soát môi trường chỉ đầy một phần.

Chuyến bay

Ngày 22 tháng 1 năm 1968, Apollo 5 cất cánh từ Tổ hợp Phóng 37B tại Trạm không quân Mũi Kennedy lúc 17:48:08 Giờ chuẩn miền Đông (22:48:08 UTC). Tên lửa Saturn IB hoạt động một cách hoàn hảo, nó đã đưa tầng thứ hai và LM vào quỹ đạo 88 nhân 120 hải lý (163 nhân 222 km). Chóp hình nón (nose cone) bị vứt bỏ và sau 43 phút 52 giây, LM tách khỏi adapter của nó theo quỹ đạo 90 nhân 120 hải lý (167 nhân 222 km).

Sau hai vòng quỹ đạo, quá trình đốt cháy động cơ hạ cánh kéo dài 39 giây đầu tiên theo kế hoạch được bắt đầu, nhưng việc này đã bị hủy bỏ chỉ sau bốn giây bởi Máy tính Hướng dẫn Apollo vì nó phát hiện ra rằng tàu vũ trụ đang không đi nhanh như mong đợi. Sự việc này xảy ra do một trong các van của động cơ bị nghi ngờ có rò rỉ và không được kích hoạt cho đến khi động cơ đánh lửa trên quỹ đạo, nghĩa là nhiên liệu đẩy phải mất nhiều thời gian hơn để đến được động cơ, dẫn tới hiện tượng trễ. Các lập trình viên đã có thể điều chỉnh phần mềm để giải quyết vấn đề này, nhưng họ lại không được thông báo. Ngoài ra, việc các bể chứa chỉ đầy một nửa cũng góp phần khiến con tàu chạy chậm lại. Nếu sự cố này xảy ra trong một sứ mệnh có phi hành đoàn, các phi hành gia sẽ có thể phân tích tình hình và quyết định xem có nên khởi động lại động cơ hay không.

Gene Kranz là giám đốc chuyến bay của Apollo 5. Với sự lãnh đạo của Kranz, Trung tâm Kiểm soát Sứ mệnh đã quyết định một kế hoạch nhằm tiến hành các cuộc thử nghiệm động cơ và "fire-in-the-hole" dưới sự điều khiển thủ công. Khi ấy, đã có sự cố liên lạc với tàu vũ trụ xảy ra, và nếu bỏ qua các cuộc thử nghiệm này thì đồng nghĩa với việc sứ mệnh đã thất bại. Mặc dù vậy, đội của Kranz vẫn hoàn thành mọi cú đốt cháy. Do một vấn đề với hệ thống hướng dẫn, tầng cất cánh bị mất kiểm soát sau 8 giờ thực hiện nhiệm vụ khi đã hoàn thành đốt cháy động cơ.

Các tầng được đặt trong một quỹ đạo đủ thấp để lực cản từ khí quyển sẽ sớm khiến quỹ đạo của chúng suy giảm và quay trở lại Trái Đất. Tầng cất cánh tái thâm nhập vào ngày 24 tháng 1 và cháy rụi, còn tầng hạ cánh trở lại vào ngày 12 tháng 2 và rơi xuống Thái Bình Dương, cách đảo Guam vài trăm dặm về phía tây nam. Các mô phỏng cho thấy tầng S-IVB của phương tiện phóng (1968-007B) đã tái thâm nhập sau khoảng 15,5 giờ bay.

Giám đốc Chương trình Tàu vũ trụ Apollo, George M. Low, nói rằng thành công của Apollo 5 "là do chúng tôi có phần cứng tốt; thực tế là chúng tôi có các đội điều hành bay xuất sắc dưới sự lãnh đạo tài ba của Gene Kranz". Bất chấp sự cố xảy ra trong quá trình đốt cháy động cơ hạ cánh, NASA vẫn coi sứ mệnh là một thành công trong việc trình diễn hệ thống LM, và chuyến bay thử nghiệm không người lái thứ hai sử dụng LM-2 đã bị hủy bỏ. LM bay cùng với phi hành đoàn lần đầu tiên trong nhiệm vụ Apollo 9 vào tháng 3 năm 1969.

Ghi chú

Tham khảo

Nguồn

  • Apollo 5 Press Kit. Washington, D.C.: NASA. 1968. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2021.
  • Astronautics and Aeronautics, 1967 (PDF). Washington, D.C.: NASA. 1968.
  • Benson, Charles D.; Faherty, William Barnaby (1978). Moonport: A History of Apollo Launch Facilities and Operations. NASA. NASA SP-4204.
  • Brooks, Courtney G.; Grimwood, James M.; Swenson, Loyd S. Jr. (1979). Chariots for Apollo: A History of Manned Lunar Spacecraft (PDF). NASA History Series. Washington, D.C.: Scientific and Technical Information Office, NASA. LCCN 79001042. NASA SP-4205.
  • Ertel, Ivan D.; Newkirk, Roland W.; và đồng nghiệp (1969–1978). The Apollo Spacecraft: A Chronology. IV. Washington, D.C.: NASA. LCCN 69060008. OCLC 23818. NASA SP-4009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2021.
  • Kranz, Gene (2000). Failure Is Not an Option: Mission Control from Mercury to Apollo 13 and Beyond. New York: Simon & Schuster. ISBN 978-0-7432-0079-0.
  • Orloff, Richard W.; Harland, David M. (2006). Apollo: The Definitive Sourcebook. Chichester, Vương quốc Anh: Praxis Publishing Company. ISBN 978-0-387-30043-6.

Liên kết ngoài

  • Phim ngắn The Apollo 4 Mission and The Apollo 5 Mission có thể được tải miễn phí về từ Internet Archive

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Apollo 5 by Wikipedia (Historical)


Zond 2


Zond 2


Zond 2 là một tàu vũ trụ thăm dò không gian của Liên Xô, một thành viên của chương trình Zond, và là phi thuyền thứ năm của Liên Xô cố gắng thực hiện một chuyến bay sát sao Hỏa. (xem Thăm dò sao Hỏa)

Lịch sử

Zond 2 mang theo một máy ảnh chụp truyền hình cùng loại với thiết bị sau này được sử dụng để chụp ảnh Mặt Trăng trên Zond 3. Hệ thống camera của tàu vũ trụ này cũng bao gồm hai máy đo phổ tia cực tím. Như trên tàu vũ trụ Mars 1, một máy quang phổ hồng ngoại được lắp đặt để tìm kiếm các dấu hiệu của mêtan trên sao Hỏa.

Zond 2 cũng mang theo sáu PPT phục vụ như những thiết bị truyền động của hệ thống kiểm soát độ cao. Các thiết bị này là những PPT đầu tiên được sử dụng trên tàu vũ trụ. Hệ thống đẩy PPT đã được thử nghiệm trong vòng 70 phút.

Zond 2, một tàu vũ trụ Mars 3MV-4A, đã được phóng vào ngày 30 tháng 11 năm 1964. Trong một số lần chuyển hướng tàu vũ trụ này được thực hiện vào đầu tháng 5 năm 1965, liên lạc với Zond 2 đã bị mất. Chỉ chạy bằng một nửa sức mạnh do mất một trong những tấm năng lượng mặt trời của nó, tàu vũ trụ đã bay sát qua sao Hỏa vào ngày 6 tháng 8 năm 1965 ở tốc độ 5,62 km/s, cách hành tinh 1.500 km.

Tham khảo


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Zond 2 by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


Lunar Orbiter 2


Lunar Orbiter 2


Lunar Orbiter 2 là một tàu vũ trụ không người lái, và là một phần của chương trình Lunar Orbiter. Nó được thiết kế chủ yếu để chụp các khu vực nhẵn trên bề mặt Mặt Trăng để lựa chọn và xác minh các địa điểm hạ cánh an toàn cho chương trình Surveyor và chương trình Apollo. Nó cũng được trang bị để thu thập selenodetic, cường độ bức xạ và micrometeoroid.

Tóm tắt nhiệm vụ

Tàu vũ trụ đã thu thập dữ liệu ảnh từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 11 năm 1966 và quá trình đọc ra diễn ra cho đến ngày 7 tháng 12 năm 1966. Tổng cộng 609 khung hình có độ phân giải cao và 208 khung hình có độ phân giải trung bình đã được trả về, hầu hết đều có chất lượng tốt với độ phân giải xuống tới 1 mét (3 ft 3 in).

Tham khảo


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Lunar Orbiter 2 by Wikipedia (Historical)