Aller au contenu principal

Microsoft


Microsoft


Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Nó cũng được gọi là "một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới".

Được thành lập để phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair 8800, Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS-DOS giữa những năm 1980. Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần đầu ra thị trường đã tăng giá nhanh chóng và tạo ra 4 tỷ phú và 12.000 triệu phú trong công ty. Kể từ thập niên 1990, công ty đã đa dạng hóa sản phẩm hệ điều hành và tiến hành nhiều thương vụ thâu tóm công ty mà điển hình là sáp nhập LinkedIn với giá 26,2 tỉ đô la vào tháng 12 năm 2016, và Skype Technologies với 8,5 tỉ đô la vào tháng 5 năm 2011. Công ty cũng cung cấp nhiều phần mềm máy tính và máy chủ cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp, trong đó có công cụ tìm kiếm Internet (với Bing), thị trường dịch vụ số (với MSN), thực tế hỗn hợp (HoloLens), điện toán đám mây (Azure) và môi trường phát triển phần mềm (Visual Studio).

Năm 2000, Steve Ballmer thay thế Gates ở vai trò CEO, tái định hướng công ty theo chiến lược "thiết bị và dịch vụ". Sự thay đổi bắt đầu bằng việc sáp nhập Danger Inc. vào năm 2008, công ty bước vào thị trường sản xuất máy tính lần đầu năm 2012 với việc tung ra máy tính bảng Microsoft Surface, rồi thành lập Microsoft Mobile sau khi thâu tóm mảng thiết bị và dịch vụ của Nokia. Nhưng từ khi Satya Nadella nhận vai trò CEO vào năm 2014, họ chuyển trọng tâm từ sản xuất phần cứng sang làm dịch vụ điện toán đám mây và việc này đã đưa giá trị công ty đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 1999. Vào năm 2015, Microsoft dù tiếp tục dẫn đầu thị phần hệ điều hành PC và bộ phần mềm văn phòng, nhưng họ đánh mất vị trí dẫn đầu hệ điều hành nói chung của Windows vào tay Android.

Xuyên suốt lịch sử, tập đoàn luôn là mục tiêu của rất nhiều sự chỉ trích, bao gồm chỉ trích về độc quyền kinh doanh. Trong đó có từ phía Ủy ban công lý Hoa Kỳ (Bộ Tư pháp Hoa Kỳ), và Ủy ban châu Âu (European commission), đã làm Microsoft dính vào rất nhiều vụ kiện tụng.

Lịch sử

Thuở đầu

Paul Allen và Bill Gates, hai người bạn thân từ thuở nhỏ có cùng niềm đam mê với lập trình máy tính, đã vươn đến thành công bằng cách kết hợp những kỹ năng của nhau. Tháng 1 năm 1975, tờ báo Popular Electronics đăng bài nói về chiếc máy vi tính Altair 8800 của hãng Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS). Allen để ý rằng họ có thể viết chương thông dịch BASIC cho máy này; sau khi Bill Gates gọi điện cho MITS nói rằng họ có một chương trình thông dịch có thể chạy được, MITS yêu cầu được tận mắt kiểm chứng. Để chuẩn bị cho buổi kiểm chứng, hai người đảm nhiệm hai nhiệm vụ khác nhau, Allen làm chiếc máy mô phỏng Altair 8800 trong khi Gates phát triển chương trình thông dịch. Mặc dù được phát triển trên một máy mô phỏng nhưng chương trình lại hoạt động hoàn hảo trên máy thật trước sự chứng kiến của MITS tại Albuquerque, New Mexico, vào tháng 3 năm 1975. MITS đồng ý phân phối chương trình và họ tiếp thị nó với cái tên Altair BASIC. Sau thành công này, Paul Allen và Bill Gates thành lập Microsoft vào tháng 4 năm 1975, Gates giữ vị trí CEO. Allen chính là người đặt cho công ty cái tên "Microsoft". Vào tháng 1 năm 1977, công ty đạt được thỏa thuận với Tạp chí ASCII tại Nhật Bản, đặt văn phòng quốc tế đầu tiên tại đây với cái tên "Microsoft". Còn trụ sở chính tại Mỹ được dời đến Bellevue, Washington vào tháng 1 năm 1979.

Sau đó, Microsoft gõ cửa ngành kinh doanh hệ điều hành vào năm 1980 với các phiên bản phân phối hệ điều hành Unix mang tên Xenix. Tuy nhiên, MS-DOS mới chính là nền tảng cho sự thống trị của công ty. Hãng IBM trao hợp đồng cho Microsoft để cung cấp phiên bản của hệ điều hành (HĐH) CP/M, sẽ được sử dụng trong máy tính sắp tung ra của hãng là Máy tính cá nhân IBM (IBM PC). Vì thời gian gấp rút nên Microsoft mua lại HĐH mô phỏng CP/M tên là 86-DOS từ hãng Seattle Computer Products, đặt tên mới là MS-DOS. Sau khi IBM PC được tung ra vào tháng 8 năm 1981, Microsoft giữ lại quyền sở hữu MS-DOS. Nhiều lý do khác nhau khiến MS-DOS thành công, như bộ phần mềm chọn lọc có sẵn của nó, và Microsoft trở thành nhà cung cấp HĐH dẫn đầu. Tiếp đó, họ bước vào những thị trường mới với việc tung ra Chuột Microsoft vào năm 1983, và thành lập một bộ phận xuất bản mang tên Microsoft Press. Nhưng buồn thay, Paul Allen rời Microsoft vào tháng 2 vì bệnh ung thư hạch.

1985–1994: Windows và Office

Năm 1984, trong lúc cùng IBM phát triển hệ điều hành mới mang tên OS/2; vào ngày 20 tháng 11 năm 1985, Microsoft cho ra đời Microsoft Windows, hệ điều hành mở rộng của MS-DOS sử dụng giao diện đồ họa. Vào ngày 26 tháng 2 năm 1986, Microsoft dời trụ sở chính tới Redmond, và tiếp đó vào tháng 3, công ty chuyển sang loại hình cổ phần, sự tăng giá nhanh chóng của cổ phiếu công ty đã tạo ra 4 tỷ phú cùng 12000 triệu phú trong đội ngũ nhân viên công ty. Vì mối quan hệ đối tác với IBM, trong năm 1990, Ủy ban Thương mại Liên Bang đã để mắt tới Microsoft vì nghi ngờ có sự cấu kết thương mại, đánh dấu khởi đầu cho cuộc đụng độ pháp lý giữa công ty với Chính phủ Mỹ trong hơn một thập kỷ. Ngày 2 tháng 4 năm 1987, Microsoft tuyên bố OS/2 sẽ chỉ được bán cho nhà sản xuất OEM, trong khi đó, công ty phát triển Microsoft Windows NT, HĐH 32-bit sử dụng ý tưởng của OS/2, với môđun nhân hệ điều hành mới và giao diện ứng dụng Win32 (API), có cổng cho phép chuyển đổi dễ dàng sang Windows 16-bit (nền tảng MS-DOS), HĐH này được bán lần đầu vào ngày 21 tháng 7 năm 1993. Khi Microsoft thông báo cho IBM về NT, mối quan hệ đối tác giữa hai công ty nhằm mục đích phát triển OS/2 đã dần dần bị suy yếu.

Trong năm 1990, Microsoft giới thiệu bộ phần mềm Microsoft Office bao gồm các ứng dụng văn phòng với chức năng riêng biệt, như Microsoft Word và Microsoft Excel. Vào ngày 22 tháng 5, Microsoft cho ra đời Windows 3.0 với giao diện đồ họa tương tác người-máy, tăng cường khả năng cho "chế độ bảo vệ" của bộ vi xử lý Intel. Hai sản phẩm Office và Windows trở nên chiếm ưu thế trên thị trường. Novell, đối thủ cạnh tranh của Word giai đoạn 1984-1986 đã để đơn kiện trong những năm sau đó cáo buộc Microsoft cố tình dấu diếm đặc điểm kỹ thuật để triệt hạ khả năng cạnh tranh của đối thủ.

Vào ngày 27 tháng 7 năm 1994, Bộ phận Chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp Mỹ đã nộp một Báo cáo Ảnh hưởng Cạnh tranh, trong đó có đoạn: "Bắt đầu từ năm 1988, và tiếp tục cho đến 15 tháng 7 năm 1994, Microsoft đã tác động đến nhiều nhà sản xuất OEM để thực hiện hành vi chống cạnh tranh mang tên: giấy phép "mỗi bộ vi xử lý". Theo giấy phép này, mỗi nhà sản xuất sẽ phải trả Microsoft tiền bản quyền cho mỗi máy tính chứa một vi xử lý bán ra, dù máy đó dùng HĐH của Microsoft hay không dùng HĐH Microsoft Windows của Microsoft. Tác động của nó, phải trả tiền cho Microsoft khi không hề được sử dụng sản phẩm của Microsoft chẳng khác nào một hình phạt, hoặc nộp thuế đối với các nhà sản xuất sử dụng HĐH của đối thủ cạnh tranh. Kể từ năm 1988, Microsoft đã gia tăng việc sử dụng giấy phép mỗi bộ vi xử lý".

1995-2005: Internet và kỷ nguyên 32-bit thế hệ mới

Sau khi Bill Gates tiên đoán về "Cơn Đại hồng thủy Internet" vào ngày 26 tháng 5 năm 1995, Microsoft bắt đầu xác định lại mục tiêu của mình và tiến hành mở rộng dòng sản phẩm liên quan đến mạng máy tính cũng như World Wide Web. Ngày 24 tháng 8 năm 1995 công ty tung ra Windows 95 - HĐH đa nhiệm, hoàn thiện giao diện người dùng với nút Bắt đầu (Start), có khả năng tương thích 32 bit và cung cấp giao diện Win32 API tương tự NT. Ngoài ra, Windows 95 còn đi kèm dịch vụ trực tuyến MSN, và trong những phiên bản dành cho đối tác OEM còn có Internet Explorer, một trình duyệt web. Internet Explorer không có mặt trong bản Windows 95 hộp bán lẻ vì nó được hoàn thành sau khi vỏ hộp được in, thay vào đó được cung cấp thông qua gói Windows 95 Plus!. Rẽ nhánh vào thị trường mới trong năm 1996, Microsoft hợp tác với NBC Universal lập đài thông tin 24/7 mang tên MSNBC. Microsoft cũng đưa ra Windows CE 1.0, HĐH rút gọn dành cho các thiết bị có bộ nhớ thấp như PDA. Tháng 10 năm 1997, Bộ Tư pháp Mỹ thực hiện một bản kiến nghị lên Tòa án Liên Bang, tuyên bố Microsoft vi phạm thỏa thuận ký năm 1994 và yêu cầu dừng việc cài sẵn Internet Explorer vào Windows.

Bill Gates rời khỏi vị trí CEO ngày 13 tháng 1 năm 2000, bàn giao lại cho Steven Ballmer – bạn học cũ và là nhân viên công ty từ năm 1980 với vai trò Trưởng Kiến trúc sư Phần mềm. Cũng trong giai đoạn này, Microsoft cùng nhiều công ty thành lập Liên minh Tín nhiệm Nền tảng Điện toán, trong số những mục tiêu có tăng cường bảo mật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thông qua việc đồng nhất hóa những thay đổi ở phần cứng và phần mềm. Nhiều người chỉ trích coi liên minh như một cách thực thi giới hạn bừa bãi việc sử dụng phần mềm và can thiệp, thay đổi cách hoạt động của máy tính; giống như một hình thức quản lý số, có thể hình dung đến kịch bản trong đó máy tính có khả năng bảo mật tốt nhưng cũng bí mật cả với chủ nhân. Vào ngày 3 tháng 4 năm 2000, một phán quyết từ tòa án cáo buộc Microsoft "lạm dụng vị thế độc quyền", vụ việc chỉ lắng vào năm 2004 khi Tòa án Phúc thẩm Mỹ nhất trí phê chuẩn thỏa thuận dàn xếp giữa Bộ Tư pháp với công ty. Vào ngày 25 tháng 10 năm 2001, Microsoft tung ra Windows XP, HĐH có giao diện thân thiện với mã nền tảng NT. Công ty đưa ra Xbox trong năm sau đó, gia nhập thị trường máy chơi game trong lúc hai hãng Sony và Nintendo đang chiếm ưu thế. Microsoft tiếp tục dính rắc rối khi tháng 3 năm 2004, Ủy ban châu Âu thực hiện hành động pháp lý chống lại công ty với lý do lạm dụng vị thế thống trị của HĐH Windows, dẫn đến công ty phải nộp phạt 497 triệu € (khoảng 613 triệu $) và sản xuất hai phiên bản mới của Windows XP không đi kèm Windows Media Player là Windows XP Home Edition N và Windows XP Professional N.

Ngày 4 tháng 2 năm 2014, Satya Nadella trở thành CEO, trong khi John W. Thompson trở thành chủ tịch. Bill Gates trở thành nhà cố vấn kỹ thuật cho Nadella.

Vào ngày 16/9/2014, Microsoft đã công bố đạt thỏa thuận mua lại Mojang - nhà phát triển trò chơi Minecraft nổi tiếng của Thụy Điển với mức giá 2,5 tỉ USD.

Sản phẩm nền tảng và bộ phận dịch vụ

Windows

Sản phẩm trụ cột của Microsoft. Công ty đã cho ra đời nhiều phiên bản gồm Windows (1.0), Windows 2, Windows 3.1, Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 8.1, Windows 10, và phiên bản mới nhất là Windows 11.

Dành cho hệ thống máy chủ

Microsoft đưa ra bộ phần mềm dành cho máy chủ là Microsoft Servers, HĐH máy chủ Windows Server 2008, Windows Server 2012 và các sản phẩm như:

  • SQL Server
  • Exchange Server
  • BizTalk Server
  • Systems Management Server
  • Small Business Server

Công cụ phát triển

Microsoft Visual Studio - bộ công cụ môi trường phát triển tích hợp, giúp đơn giản hóa các chức năng tạo, sửa lỗi và triển khai phần mềm cho Windows, Microsoft Office và trang web.

Dịch vụ trực tuyến

Bao gồm MSN và nhóm dịch vụ Windows Live gồm: Bing, Windows Live Mail, Windows Live Messenger,....

Microsoft đã thông qua cái gọi là "Biểu tượng Pac-Man" được thiết kế bởi Scott Baker vào năm 1987. Baker tuyên bố "Biểu trưng mới, ở kiểu chữ nghiêng Helvetica, có một dấu gạch chéo giữa os để nhấn mạnh phần" mềm "của đặt tên và truyền đạt chuyển động và tốc độ." Dave Norris đã thực hiện một chiến dịch trò đùa nội bộ để cứu lấy biểu tượng cũ, màu xanh lá cây, viết hoa toàn bộ và có một chữ cái huyền ảo O , biệt danh là bảng xếp hạng , nhưng nó đã bị loại bỏ. Logo của Microsoft với khẩu hiệu "Tiềm năng của bạn. Niềm đam mê của chúng tôi." - bên dưới tên công ty chính - dựa trên khẩu hiệu mà Microsoft đã sử dụng vào năm 2008. Năm 2002, công ty bắt đầu sử dụng biểu tượng này tại Hoa Kỳ và cuối cùng bắt đầu một chiến dịch truyền hình với khẩu hiệu, được thay đổi so với khẩu hiệu trước đó là " Hôm nay bạn muốn đi đâu? " Trong hội nghị MGX (Microsoft Global Exchange) riêng vào năm 2010, Microsoft đã tiết lộ khẩu hiệu tiếp theo của công ty, "Hãy Cái gì tiếp theo". Họ cũng có khẩu hiệu / khẩu hiệu "Làm cho tất cả đều có ý nghĩa."

Vào ngày 23 tháng 8 năm 2012, Microsoft đã công bố một biểu tượng công ty mới tại sự kiện khai trương cửa hàng Microsoft thứ 23 ở Boston, cho thấy sự chuyển hướng tập trung của công ty từ phong cách cổ điển sang giao diện hiện đại lấy khối làm trung tâm, mà nó sử dụng / sẽ sử dụng trên Windows. Nền tảng điện thoại, Xbox 360, Windows 8 và Bộ Office sắp ra mắt. Logo mới cũng bao gồm bốn hình vuông với màu sắc của logo Windows hiện tại, được sử dụng để đại diện cho bốn sản phẩm chính của Microsoft: Windows (xanh lam), Office (đỏ), Xbox (xanh lục) và Bing (vàng) . Logo cũng giống như phần mở đầu của một trong những quảng cáo cho Windows 95.

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Công ty Microsoft
  • Windows

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Microsoft by Wikipedia (Historical)


Microsoft Windows


Microsoft Windows


Microsoft Windows (Windows) là một họ hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính. Các dòng Windows hiện tại gồm Windows NT, Windows Embedded Compact và Windows Phone; chúng có thể bao gồm các phân họ, ví dụ như Windows Embedded Compact (Windows CE) hoặc Windows Server. Các dòng gia đình Windows đã bị ngừng gồm Windows 9x, Windows Mobile và Windows Phone.

Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành có tên là Windows vào 20 tháng 11 năm 1985 như một giao diện hệ điều hành đồ hoạ cho MS-DOS để đáp ứng với sự quan tâm ngày càng tăng với các giao diện người dùng đồ hoạ (GUI). Microsoft Windows dần chiếm ưu thế trong thị trường máy tính cá nhân thế giới với hơn 90% thị phần, vượt qua Mac OS, đã được giới thiệu năm 1984. Tuy nhiên, từ 2012, thị phần của nó đã bị tụt lại so với Android, trước khi trở thành hệ điều hành phổ biến nhất năm 2014, khi tính tất cả các nền tảng máy tính mà Windows chạy (giống như Android)

Tính đến tháng 1 năm 2022, phiên bản cập nhật mới nhất cho PC, máy tính bảng và các hệ thống nhúng là Windows 11 đã được phát hành. Phiên bản cập nhật mới nhất dành cho máy chủ, là Windows Server 2019 20H2 và phiên bản Windows chuyên dụng chạy trên hệ máy chơi video game Xbox One..

Các dòng sản phẩm chính

Theo mục đích tiếp thị

Microsoft, nhà phát triển của Windows, đã đăng ký nhiều nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu nhằm biểu thị cho một họ hệ điều hành Windows được nhắm vào một phần cụ thể của ngành công nghiệp máy tính. Tính đến năm 2014, các họ Windows đang được phát triển tích cực là:

  • Windows NT: Được bắt đầu dưới dạng một họ hệ điều hành với Windows NT 3.1, một hệ điều hành cho máy chủ và máy trạm. Phiên bản mới nhất là Windows 11. Đối thủ chính của họ này là hệ điều hành macOS của Apple Inc. Họ này được phân ra thành ba họ hệ điều hành con được phát hành gần như cùng lúc và chia sẻ chung một nhân (Core), bao gồm:
    • Windows 10X: Hệ điều hành cho các thiết bị ARM, sau đó bị khai tử bởi Microsoft.
    • Windows Server: Hệ điều hành dành cho máy chủ. Phiên bản mới nhất là Windows Server 2022. Không giống như các phiên bản cho khách hàng, các hệ điều hành trong họ này đều được đặt tên theo quy luật (Windows Server + tên năm phát hành). Đối thủ chính của họ này là hệ điều hành Linux.
    • Windows PE: Một phiên bản nhẹ của Windows được tạo ra để vận hành như một hệ điều hành trực tiếp, được sử dụng để cài đặt Windows trên các máy tính hoàn toàn mới (đặc biệt khi phải cài đặt nhiều máy tính cùng lúc), hoặc sử dụng với mục đích phục hồi hoặc sửa lỗi. Phiên bản mới nhất là Windows PE 10.0.10586.0.
  • Windows IoT: Ban đầu, Microsoft phát triển Windows CE dưới dạng một hệ điều hành mục đích chung cho tất cả các thiết bị có tài nguyên (cấu hình phần cứng) hạn chế. Sau đó, Windows CE lại được đổi tên thành Windows Embedded Compact và được xếp lại dưới thương hiệu Windows Compact cũng được bao gồm Windows Embedded Industry, Windows Embedded Professional, Windows Embedded Standard, Windows Embedded Handheld và Windows Embedded Automotive.

Các họ Windows sau không còn được phát triển nữa:

  • Windows 9x: Hệ điều hành được nhắm vào thị trường tiêu dùng. Họ này đã bị ngừng phát triển do làm việc không còn hiệu quả. (PC World còn gọi phiên bản cuối của nó, Windows ME, là một trong những sản phẩm tệ nhất mọi thời đại.) Microsoft nay dùng Windows NT cho thị trường tiêu dùng.
  • Windows Mobile: Phiên bản tiền nhiệm của Windows Phone, là một hệ điều hành cho điện thoại di động. Phiên bản đầu tiên có tên là Pocket PC 2000; phiên bản thứ ba, Windows Mobile 2003 là phiên bản đầu tiên có thương hiệu Windows Mobile. Phiên bản cuối cùng là Windows Mobile 6.5.
  • Windows Phone: Hệ điều hành chỉ được bán cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh. Phiên bản đầu tiên là Windows Phone 7, và phiên bản cuối là Windows 10 Mobile

Lịch sử

Thuật ngữ Windows thường được dùng để mô tả chung bất kỳ hoặc tất cả thế hệ hệ điều hành của Microsoft. Những sản phẩm này thường được phân loại như sau:

Các phiên bản đầu tiên

Tháng Chín năm 1981, Chase Bishop, một kĩ sư tin học đã thiết kế mẫu thiết bị điện tử đầu tiên và dự án "Interface Manager" được bắt đầu. Nó được công bố vào tháng 11 năm 1983 dưới cái tên "Windows" (Cửa sổ), nhưng mãi đến tháng 11 năm 1985, Windows 1.0 mới được ra mắt. Windows 1.0 được cho là cạnh tranh với hệ điều hành của Apple nhưng lại ít phổ biến hơn. Windows 1.0 là bản mở rộng của MS-DOS. Giao diện của Windows 1.0 thường được biết đến với cái tên MS-DOS Executive. Các tiện ích bao gồm Máy tính (Calculator), Lịch (Calendar), Cardfile (trình quản lý thông tin cá nhân), trình xem bộ nhớ tạm, Đồng hồ (Clock), Bảng điều khiển (Control Panel), Notepad, Paint (Vẽ), Trò chơi Reversi, Dòng lệnh (Command) và Viết (Write). Windows 1.0 không cho phép chồng xếp các cửa sổ. Chỉ có một số hộp thoại mới được chồng lên các cửa sổ khác.

Windows 2.0 ra mắt vào tháng 12 năm 1987 và còn phổ biến hơn phiên bản tiền nhiệm. Các tính năng bao gồm cải thiện giao diện và quản lý bộ nhớ.Windows 2.0 đã bắt cho phép các cửa sổ xếp chồng lên nhau. Sau sự thay đổi này, Apple đã cáo buộc Microsoft vi phạm bản quyền của mình. Windows 2.0 còn thêm vào các phím tắt bằng bàn phím và có thể sử dụng với bộ nhớ ngoài.

Windows 2.1 ra mắt với 2 phiên bản: Windows/286 và Windows/386. Windows/386 sử dụng chế độ ảo hóa 8086 của Intel 80386 để chạy nhiều chương trình DOS. Windows/286, đúng như tên gọi, chạy trên Intel 8086 và Intel 80286. Nó chạy trên chế độ thực nhưng có thể dùng vùng bộ nhớ lớn.

Windows 3.x

Windows 3.0 được ra mắt vào năm 1990 đã cải tiến thiết kế, chủ yếu nhờ dung lượng bộ nhớ ảo và VxDs cho phép Windows chia sẻ các thiết bị tùy ý giữa các chương trình đa nhiệm MS-DOS.Các ứng dụng trên Windows 3.0 có thể chạy trong chế độ bảo vệ giúp cho chúng truy cập đến một vài megabyte bộ nhớ mà không cần phải tham gia vào quá trình bộ nhớ ảo. Windows 3.0 cũng thêm vào một số cải tiến mới cho giao diện người dùng. Microsoft viết lại các hoạt động quan trọng từ C sang hợp ngữ. Windows 3.0 là phiên bản Windows đầu tiên đạt được thành công thương mại lớn. bán được 2 triệu bản trong 6 tháng đầu.

Windows 3.1 phát hành rộng rãi vào 1 tháng 3 năm 1992 cho thấy một sự đổi mới. Tháng Tám 1993, Windows cho Workgroups, một phiện bản đặc biệt kèm theo giao thức mạng ngang hàng và cái tên Windows 3.11 được ra mắt và được bán cùng Windows 3.1. Các hỗ trợ cho Windows 3.1 kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2001.

Windows 3.2, được phát hành năm 1994, là một phiên bản cập nhật cho phiên bản tiếng Trung của Windows 3.1. Bản cập nhật chỉ được phát hành cho phiên bản ngôn ngữ này, và cũng chỉ sửa các lỗi liên quan đến hệ thống viết phức tạp của tiếng Trung. Windows 3.2 được bán ra rộng rãi bởi các hãng sản xuất máy tính với một phiên bản MS-DOS 10 đĩa cùng có ký tự tiếng Trung Giản thể trong các đầu ra cơ bản và một số tiện ích đã được biên dịch.

Windows 9X

Phiên bản tiêu dùng theo định hướng lớn tiếp theo và có lẽ là lớn nhất của Windows là Windows 95, được ra mắt vào 24 tháng 8 năm 1995. Trong khi vẫn phụ thuộc vào MS-DOS, Windows 95 được giới thiệu là hỗ trợ các ứng dụng 32-bit, phần cứng Plug and Play, đa nhiệm ưu tiên, tên tập tin dài đến 255 ký tự và cung cấp tăng tính ổn định hơn người tiền nhiệm. Windows 95 cũng giới thiệu một giao diện mới, hướng tới đối tượng, thay thế Trình quản lý chương trình bằng Menu Start, thanh điều hướng và Windows Explorer. Windows 95 là một thành công thương mại lớn cho Microsoft; Ina Fried của CNET nhận xét rằng "vào thời điểm Windows 95 cuối cùng cũng bị khai tử trên thị trường năm 2001, nó đã trở thành vật bất ly thân với mọi máy tính để bàn khắp thế giới." Microsoft đã phát hành bốn bản OSR (OEM Service Releases) cho Windows 95 mỗi bản tương đương với một bản service pack. Bản OSR đầu tiên phiên bản đầu tiên của Windows được đi kèm với trình duyệt web của Microsoft, Internet Explorer. Hỗ trợ chính cho Windows 95 kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2000 và hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2001.

Windows 95 được tiếp nối bằng sự ra mắt của Windows 98 vào 25 tháng 6 năm 1998, giới thiệu Windows Driver Model, hỗ trợ các thiết bị USB tổng hợp, ACPI, chế độ ngủ đông và các thiết lập đa màn hình. Windows 98 cũng kèm theo Internet Explorer 4. Tháng Năm 1999, Microsoft ra mắt Windows 98 Second Edition, một bản cập nhật cho Windows 98. Windows 98 SE thêm vào Internet Explorer 5 (thêm tính năng Internet), Windows Media Player 6.2 và Connect To Internet (Internet Connection Wizard) cùng với một số nâng cấp khác. Hỗ trợ chính cho Windows 98 kết thúc vào 30 tháng 6 năm 2002 và hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 11 tháng 7 năm 2006.

Ngày 14 Tháng Chín 2000, Microsoft ra mắt Windows ME (Millennium Edition), phiên bản Windows dựa trên nền MS-DOS cuối cùng. Windows ME kết hợp cải tiến giao diện trực quan của nó từ Windows 2000 dựa trên nền Windows NT, có thời gian khởi động nhanh hơn các phiên bản trước (tuy nhiên, nó yêu cầu loại bỏ các khả năng truy cập vào một chế độ thực môi trường DOS, loại bỏ khả năng tương thích với một số chương trình cũ), mở rộng chức năng đa phương tiện (bao gồm Windows Media Player 7, Windows Movie Maker và Windows Image Acquisition để nhận ảnh từ máy scan và máy ảnh kỹ thuật số), một số tiện ích tuỳ chọn như Bảo vệ tập tin hệ thống (System File Protection) và Khôi phục hệ thống (System Restore) và cập nhật các công cụ mạng ở nhà. Tuy nhiên, Windows ME đã phải đối mặt với những lời chỉ trích do tốc độ và sự bất ổn định của nó, cùng với vấn đề tương thích phần cứng và sự loại bỏ hỗ trợ chế độ thực nền DOS. PC World đã cho Windows ME là hệ điều hành tồi nhất mà Microsoft đã từng phát hành, và là sản phẩm công nghệ tồi thứ 4 mọi thời đại.

Windows NT

Các phiên bản đầu tiên

Tháng Mười Một 1988, một nhóm lập trình từ Microsoft bắt đầu làm việc với một phiên bản mới của IBM và OS/2 của Microsoft với cái tên "NT OS/2". NT OS/2 được dự định là một hệ điều hành bảo mật, nhiều người dùng với khả năng tương thích POSIX nhân di động với khả năng đa nhiệm ưu tiên và hỗ trợ nền tảng đa nhân. Tuy nhiên với thành công của Windows 3.0, nhóm NT đã quyết định làm lại dự án với bản 32-bit của Windows API với cái tên Win32 thay vì OS/2. Win32 duy trì cấu trúc tương tự như Windows API (cho phép ứng dụng Windows hiện có thể dễ dàng được chuyển đến các nền tảng khác) nhưng vẫn hỗ trợ nhân NT đã có. Sau khi được phê duyệt bởi các nhân viên của Microsoft, các lập trình viên tiếp tục với bản gọi là Windows NT, phiên bản 32-bit đầu tiên của Windows. Tuy nhiên, IBM đã phản đối những thay đổi trên và cuối cùng tự tiếp tục phát triển OS/2 theo riêng họ.

Bản phát hành đầu tiên của hệ điều hành này, Windows NT 3.1 (được đặt tên để liên kết với Windows 3.1) được phát hành tháng 7 năm 1993, với các phiên bản cho các máy trạm để bàn và máy chủ. Windows NT 3.5 được phát hành tháng 9 năm 1994, tập trung cải thiện hiệu suất và hỗ trợ NetWare của Novell, và được tiếp nối bởi Windows NT 3.51 vào tháng 5 năm 1995, bao gồm một số cải thiện và hỗ trợ cấu trúc PowerPC. Windows NT 4.0 được phát hành tháng 6 năm 1996, giới thiệu một giao diện được thiết kế mới của Windows 95 lên dòng NT. Ngày 17 tháng 2 năm 2000, Microsoft phát hành Windows 2000, phiên bản kế tiếp Windows NT 4.0. Cái tên Windows NT đến lúc đó đã bị lược đi nhằm tập trung nhiều hơn nữa vào nhãn hiệu Windows.

Windows XP

Phiên bản lớn tiếp theo của Windows, Windows XP được ra mắt vào 25 tháng 10 năm 2001. Windows XP được giới thiệu để nhằm hợp nhất dòng Windows 9x hướng tới người tiêu dùng với cấu trúc được giới thiệu trong Windows NT, một thay đổi mà Microsoft đã hứa hẹn sẽ cung cấp một hiệu suất tốt hơn so với các phiên bản trước dựa trên DOS. Windows XP cũng giới thiệu một giao diện người dùng được thiết kế mới (bao gồm menu Start được cập nhật và một phiên bản Windows Explorer được "hướng tới các tác vụ"), các tính năng đa phương tiện và mạng, Internet Explorer 6, tích hợp với dịch vụ .NET Passport của Microsoft, các chế độ giúp tương thích với các phần mềm được thiết kế cho các phiên bản Windows trước, và tính năng Remote Assistance.

Windows XP được phân phối và bán lẻ theo 2 phiên bản chính: phiên bản "Home" hướng tới người tiêu dùng, còn bản "Professional" hướng tới môi trường doanh nghiệp và người dùng chuyên nghiệp, và còn kèm theo các tính năng mạng và bảo mật tuỳ chọn. Hai phiên bản trên sau đó được đi kèm với bản "Media Center" (dành cho PC để giải trí tại nhà với trọng tâm là hỗ trợ chơi DVD, card TV, chức năng ghi hình DVR và điều khiển từ xa) và bản "Tablet PC" (được thiết kế cho các thiết bị di động đáp ứng thông số kỹ thuật của nó cho một máy tính bảng, hỗ trợ bút cảm ứng) Hỗ trợ chính cho Windows XP kết thúc vào 14 tháng 4 năm 2009. Hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 8 tháng 4 năm 2014.

Sau Windows 2000, Microsoft còn đổi kế hoạch ra mắt cho các hệ điều hành máy chủ; phiên bản cho máy chủ của Windows XP, Windows Server 2003 được ra mắt vào tháng 4 năm 2003. Phiên bản tiếp theo của nó là Windows Server 2003 R2 ra mắt vào tháng 12 năm 2005.

Windows Vista

Sau một thời gian phát triển dài, Windows Vista được ra mắt vào 30 tháng 11 năm 2006 cho cấp phép số lượng lớn và vào 30 tháng 1 năm 2007 cho người tiêu dùng và nó đi cùng phiên bản dành cho máy chủ, Windows Server 2008 được ra mắt vào năm 2008. Nó chứa một số tính năng mới như giao diện mới (Aero Theme), đặc biệt tập trung vào bảo mật, vấn đề mà mọi người dùng Windows XP vào thời đó luôn gặp phải. Nó được chia ra thành nhiều phiên bản và là đề tài của nhiều lời chỉ trích. Tuy nhiên, phiên bản này đã thất bại thảm hại do yêu cầu cấu hình khá cao so với cấu hình máy tính thời đó. Dù cho như thế, Windows Vista là 1 sự nâng cấp lớn của phiên bản Windows XP trước đó. Một trong số thành phần của Windows Vista vẫn làm nền tảng cho các phiên bản Windows sau, các thay đổi lớn như chuyển giao diện cài đặt DOS trên Windows XP sang giao diện GUI trên Windows PE trực quan hơn. Windows không hỗ trợ cài đặt trên phân vùng FAT32 nữa, cùng với rất nhiều cải tiến khác.

Windows 7

Ngày 22 tháng 7 năm 2009, Windows 7 và Windows Server 2008 R2 ra mắt bản RTM, và được ra mắt chính thức vào 22 tháng 10 năm 2009. Windows 7 được dự định là tập trung hơn, là bản nâng cấp lớn vào dòng Windows, với mục tiêu là tương thích với các ứng dụng và phần cứng mà Windows Vista đã tương thích. Windows 7 hỗ trợ cảm ứng đa điểm, giao diện cải tiến với thanh điều hướng mới, hệ thống mạng nhà gọi là HomeGroup và cải thiện hiệu năng. Windows 7 còn là một trong những phiên bản Windows còn nhiều người dùng cho đến hiện nay, dù cho Windows 7 đã kết thúc hỗ trợ vào ngày 14 tháng 1 năm 2020.

Windows 8 và 8.1

Windows 8, kế nhiệm Windows 7, được chính thức ra mắt vào 26 tháng 10 năm 2012. Một số thay đổi đáng kể đã được thực hiện trên Windows 8, bao gồm giao diện Metro mới (sau đổi thành Modern vì lý do bản quyền) thích hợp cho các thiết bị cảm ứng như máy tính bảng và máy tính AIO. Các thay đổi này bao gồm màn hình Start sử dụng các ô lớn để dễ dàng hơn trong cảm ứng và hiển thị các thông tin cập nhật, các ứng dụng mới được thiết kế dành riêng cho cảm ứng. Các thay đổi khác gồm tăng độ liên kết với các dịch vụ đám mây và các nền tảng trực tuyến khác (như mạng xã hội và 2 dịch vụ của Microsoft: SkyDrive và Xbox Live), cửa hàng Windows Store để phân phối các ứng dụng, và một biến thể khác là Windows RT sử dụng cho các thiết bị ARM. Một bản cập nhật của Windows 8 là Windows 8.1 ra mắt vào 17 tháng 10 năm 2013, thêm nhiều tính năng mới như các kích cỡ ô vuông mới, liên kết với SkyDrive nhiều hơn,...

Windows 10

Ngày 30 tháng 9 năm 2014, Microsoft giới thiệu Windows 10, là sự kế thừa cho Windows 8.1. Nó được phát hành vào ngày 29 tháng 7 năm 2015 và nhằm tới những thiếu sót trong giao diện người dùng đầu tiên được giới thiệu với Windows 8. Những thay đổi bao gồm sự trở lại của Start Menu, một hệ thống Desktop ảo, và khả năng chạy các ứng dụng Windows Store trong cửa sổ trên máy tính để bàn hơn là trong chế độ toàn màn hình. Windows 10 sẽ được cập nhật miễn phí cho các máy tính Windows 7 và Windows 8.1 đủ điều kiện từ ứng dụng 'Get Windows 10' (cho Windows 7, Windows 8.1) hoặc Windows Update (Windows 7)

Ngày 12 tháng 11 năm 2015, một bản cập nhật cho Windows 10, phiên bản 1511, đã được phát hành. Bản cập nhật này có thể được kích hoạt với một mã sản phẩm của cả các phiên bản Windows 7, 8 hoặc 8.1 cũng như mã sản phẩm Windows 10. Các tính năng bao gồm các biểu tượng và menu chuột phải mới, trình quản lý máy in mặc định, cho phép mở rộng số lượng các ô xếp trong menu Start, tính năng Find My Device, và cập nhật cho Edge. Phiên bản cập nhật mới nhất của hệ điều hành này là phiên bản 22H2 (OS Build 19045), phát hành vào tháng 10 năm 2022. Đây cũng là bản cập nhật cuối cùng của Windows 10, sau này chỉ còn các bản cập nhật bảo mật hàng tháng nhỏ.

Windows 11

Bài chi tiết: Windows 11

Windows 11 là một hệ điều hành của Microsoft được công bố vào ngày 24 tháng 6 năm 2021, là một phần của họ hệ điều hành Windows NT. Windows 11 được phát hành rộng rãi vào ngày 5 tháng 10 năm 2021 dưới dạng bản nâng cấp miễn phí thông qua Windows Update cho các thiết bị đủ điều kiện chạy Windows 10.

Hỗ trợ đa ngôn ngữ

Hỗ trợ đa ngôn ngữ được tích hợp trong Windows. Ngôn ngữ của cả bàn phím và giao diện có thể được thay đổi qua mục Region and Language (Vùng và ngôn ngữ) trong Control Panel. Các thành phần cho tất cả các ngôn ngữ nhập vào được hỗ trợ, như các bộ gõ, được tự động cài đặt trong quá trình cài đặt Windows (trong Windows XP về trước, các tập tin cho các ngôn ngữ Đông Á, như tiếng Trung, và các ngôn ngữ bố cục phải qua trái, như tiếng Ả Rập, có thể phải cài đặt riêng biệt, cũng từ trong Control Panel). Các bộ gõ bên thứ ba cũng có thể được cài đặt nếu người dùng thấy bộ gõ có sẵn không đủ cho nhu cầu của họ.

Các ngôn ngữ giao diện cho hệ điều hành có thể được tải về miễn phí, nhưng một số ngôn ngữ bị giới hạn trong một số phiên bản nhất định của Windows. Các gói Language Interface Pack (Gói Ngôn ngữ Giao diện - LIP) được phát hành và có thể được tải về từ Trung tâm Tải xuống của Microsoft và được cài đặt cho bất cứ phiên bản Windows nào (từ XP về sau) - các gói này biên dịch gần hết, nhưng không phải tất cả, giao diện của Windows, và yêu cầu một ngôn ngữ gốc nhất định (ngôn ngữ mà Windows đi kèm lúc đầu). Các gói này được sử dụng cho hầu hết ngôn ngữ tại các thị trường đang phát triển. Các gói Full Language Pack (Gói Ngôn ngữ Đầy đủ), biên dịch toàn bộ hệ điều hành, chỉ có sẵn cho một số phiên bản Windows (các phiên bản Ultimate và Enterprise của Windows Vista và 7, và tất cả các phiên bản Windows 8, 8.1,10 và RT ngoại trừ Single Language). Chúng không yêu cầu một ngôn ngữ gốc nào cụ thể, và thường được dùng cho các ngôn ngữ phổ biến hơn cả như tiếng Pháp hay tiếng Trung. Các ngôn ngữ này không thể được tải về qua Trung tâm Tải xuống, nhưng có thể được tải về qua dịch vụ Windows Update dưới dạng bản cập nhật tùy chọn (trừ Windows 8).

Ngôn ngữ giao diện của các ứng dụng đã cài đặt không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về ngôn ngữ giao diện Windows. Điều này phụ thuộc vào các nhà phát triển ứng dụng đó.

Windows 8 và Windows Server 2012 giới thiệu một Language Control Panel (Panen Điều khiển Ngôn ngữ) mới, nơi cả ngôn ngữ giao diện cà ngôn ngữ nhập có thể thay đổi cùng lúc, và các gói ngôn ngữ, bất kể thuộc loại nào, đều có thể được tải về từ một vị trí trung tâm. Ứng dụng PC Settings trong Windows 8.1 và Windows Server 2012 R2 cũng bao gồm một trang cài đặt cho việc này. Thay đổi ngôn ngữ giao diện cũng sẽ thay đổi ngôn ngữ của các ứng dụng Windows Store đã được cài đặt sẵn (như Thư, Bản đồ và Tin tức) và một số các ứng dụng do Microsoft phát triển khác (như Remote Desktop). Những giới hạn trên cho các gói ngôn ngữ vẫn có hiệu lực, ngoại trử việc các gói ngôn ngữ đầy đủ có thể được cài đặt cho bất kì phiên bản nào ngoại trừ Single Language, nhằm hướng tới các thị trường đang phát triển.

Nền tảng hỗ trợ

Windows NT hỗ trợ một vài nền tảng khác nhau trước khi các máy tính cá nhân dựa trên x86 thống trị thế giới chuyên nghiệp. Windows NT 4.0 và các phiên bản trước hỗ trợ PowerPC, DEC Alpha và MIPS R4000. (Mặc dù một số nền tảng này thực hiện tính toán 64-bit, hệ điều hành lại xử lý chúng như 32-bit.) Tuy nhiên, Windows 2000, phiên bản kế tiếp Windows NT 4.0, ngừng hỗ trợ cho tất cả các nền tảng trên ngoại trừ thế hệ thứ ba của x86 (còn gọi là IA-32) hoặc mới hơn trong chế độ 32-bit. Dòng sản phẩm khách hàng của họ Windows NT vẫn chạy trên IA-32, cho dù dòng Windows Server đã ngừng hỗ trợ nền tảng này từ phiên bản Windows Server 2008 R2.

Với sự giới thiệu nền tảng Intel Itanium (IA-64), Microsoft đã phát hành các phiên bản Windows mới để hỗ trợ nền tảng này. Các phiên bản Itanium của Windows XP và Windows Server 2003 được phát hành cùng với phiên bản x86 chính. Windows XP 64-Bit Edition, phát hành năm 2005, là hệ điều hành khách hàng cuối cùng hỗ trợ Itanium. Dòng Windows Server tiếp tục hỗ trợ nền tảng này cho tới phiên bản Windows Server 2012; Windows Server 2008 R2 là hệ điều hành Windows cuối cùng hỗ trợ cấu trúc Itanium.

Vào ngày 25 tháng 4 năm 2005, Microsoft phát hành Windows XP Professional x64 Edition và Windows Server 2003 x64 Edition để hỗ trợ x86-64 (hoặc đơn giản là x64), thế hệ thứ tám của cấu trúc x86. Windows Vista là phiên bản khách hàng đầu tiên của Windows NT được cùng phát hành cả hai phiên bản IA-32 và x64 editions. x64 vẫn đang được hỗ trợ.

Một phiên bản Windows 8 có tên là Windows RT được tạo ra dành cho các máy tính với cấu trúc ARM và khi ARM vẫn được sử dụng cho các điện thoại thông minh Windows với Windows 10, các máy tính bảng Windows RT sẽ không được cập nhật.

Microsoft 365 (trước đây là Office 365)

Ngày 14 tháng 7 năm 2021 – Tập đoàn Microsoft chính thức giới thiệu Office 365 (nay là Microsoft 365), một dịch vụ đám mây cho phép doanh nghiệp thuộc mọi quy mô được trải nghiệm Windows 10 hoặc Windows 11 theo một cách thức hoàn toàn mới. Theo đó, Microsoft 365 (trước đây là Office 365) sẽ đưa hệ điều hành Windows lên đám mây Microsoft Cloud, giúp người dùng có được trải nghiệm Windows toàn diện – từ ứng dụng, dữ liệu đến cài đặt – cho dù họ đang sử dụng thiết bị của công ty hay cá nhân. Dịch vụ mới sẽ cho phép sử dụng đa nền tảng, nhằm mục đích cung cấp hệ điều hành cho cả người dùng Apple và Android. Microsoft 365 có thể truy cập được thông qua bất kỳ hệ điều hành nào có trình duyệt web.

Microsoft đã công bố cho phép khách hàng doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm Office 365 vào ngày 2 tháng 8 năm 2021.

Windows CE

Windows CE (Windows Embeded Compact) là một phiên bản Windows chạy trên các máy tính gọn nhẹ như thiết bị định vị vệ tinh và điện thoại di động.Windows Embedded Compact được dựa trên hạt nhân riêng của nó, có tên là Windows CE.

Windows CE được sử dụng trong Dreamcast cùng với hệ điều hành độc quyền của Sega dành cho giao diện điều khiển. Windows CE là cốt lõi mà từ đó Windows Mobile xuất hiện. Người kế nhiệm của nó, Windows Phone 7 dựa trên thành phần của cả Windows CE 6.0 và Windows CE 7.0. Tuy nhiên, Windows Phone 8 lại dựa trên nhân NT của Windows 8.

Không nên nhầm lẫn giữa Windows XP Embedded hay Windows NT 4.0 Embedded (2 phiên bản mô-đun của Windows dựa trên nhân WIndows NT) với Windows CE.

Xbox OS

Xbox OS là một tên chưa chính thức được đặt cho phiên bản Windows chạy trên Xbox One. Phiên bản này chú trọng vào việc ảo hóa (sử dụng Hyper-V) khi mà có ba hệ điều hành cùng chạy cùng một lúc, bao gồm hệ điều hành chính, hệ điều hành thứ hai được thiết kế cho trò chơi và một môi trường tương tự Windows hơn cho các ứng dụng. Microsoft cập nhật HĐH của Xbox One mỗi tháng, và những bản cập nhật này có thể được tải về tử dịch vụ Xbox Live và có thể được cập nhật sau, hoặc sử dụng các ảnh đĩa hồi phục ngoại tuyến đã được tải về qua một chiếc PC. Phần lõi dựa trên Windows 10 mới đã thay thế phần dựa trên Windows 8 trong bản cập nhật này, và hệ thống mới này đôi khi được gọi là "Windows 10 trên Xbox One" hoặc "OneCore". Hệ thống của Xbox One cũng cho phép tương thích ngược với Xbox 360, và hệ thống của Xbox 360 cũng tương thích ngược với phiên bản Xbox nguyên gốc.

Dòng thời gian

Thị phần sử dụng và doanh số các thiết bị

Theo Net Applications, Windows là họ hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất cho máy tính cá nhân cho tới tháng 6 năm 2016 với gần 90% thị phần sử dụng. Nếu tính cả máy tính cá nhân với các thiết bị khác, v.d như các thiết bị di động, vào tháng 7 năm 2016, theo StatCounter, cũng phân tích theo việc sử dụng trên web, các HĐH Windows chiếm 46,87% thị phần sử dụng, so sánh với 36,48% của Android, 12.26% của iOS, và 4.81% của OS X.

Tính theo số thiết bị được cài đặt sẵn hệ điều hành, trên điện thoại thông minh, Windows Phone là HĐH được cài đặt sẵn nhiều thứ ba (2.6%) sau Android (82.8%) và iOS (13.9%) trong quý hai năm 2015 theo IDC. Nếu tính cả PC và thiết bị di động, trong năm 2014 các HĐH Windows được cài đặt sẵn nhiều thứ hai (333 triệu thiết bị, hay 14%) sau Android (1.2 tỷ, 49%) và nhiều hơn iOS và Mac OS cộng lại (263 triệu, 11%).

Việc sử dụng phiên bản mới nhất Windows 10 đã vượt quá Windows 7 trên toàn cầu kể từ đầu năm 2018. Ở hầu hết các quốc gia phát triển, như Nhật Bản, Úc và Mỹ, Windows 10 đã là phiên bản phổ biến nhất kể từ đầu năm 2017.

Chia sẻ sử dụng trên máy chủ

Tỷ lệ sử dụng Windows trên các máy chủ - những máy chủ đang chạy một máy chủ web (cũng có các loại máy chủ khác) - ở mức 33,6%.

Bảo mật

Phiên bản tiêu dùng của Windows được thiết kế ban đầu cho tính dễ sử dụng trên máy tính một người dùng mà không cần kết nối mạng, và không có tính năng bảo mật được xây dựng từ đầu. Tuy nhiên, Windows NT và những người kế nhiệm của nó được thiết kế cho bảo mật (bao gồm cả trên mạng) và máy tính đa người dùng, nhưng ban đầu không được thiết kế với an ninh Internet, kể từ khi nó được phát triển đầu tiên vào đầu những năm 1990, việc sử dụng Internet ít phổ biến hơn.

Những vấn đề thiết kế kết hợp với lỗi lập trình và sự phổ biến của Windows khiến nó trở thành mục tiêu của virus và sâu máy tính. Tháng Sáu 2005, Counterpane Internet Security của Bruce Schneier báo cáo rằng trong 6 tháng có tới hơn 1000 mẫu virus và sâu mới. Năm 2005, Kaspersky tìm thấy khoảng 11.000 các chương trình độc hại và virus, Trojan,... cho Windows.

Microsoft thường tung ra các bản vá lỗi qua Windows Update khoảng 1 tháng một lần (thường vào ngày thứ Ba thứ hai của tháng), còn một vài các cập nhật quan trọng thường được tung ra sớm hơn khi cần. Trong các phiên bản từ Windows 2000 SP3 trở lên, các bản cập nhật có thể được tự động tải xuống và cài đặt khi người dùng cho phép. Kết quả là các Gói dịch vụ (Service Pack) 2 cho Windows XP và 1 cho Windows Server 2003 được cài đặt nhanh chóng hơn nhiều.

Trong khi các dòng Windows 9x được cung cấp tùy chọn có các thông tin cho nhiều người dùng, chúng không có khái niệm về quyền truy cập, và không cho phép truy cập đồng thời; và như vậy không phải là hệ điều hành đa người dùng thực sự. Ngoài ra, các HĐH này chỉ thực hiện bảo vệ bộ nhớ một phần. Việc này đã bị chỉ trích nhiều vì sự thiếu an toàn.

Dòng hệ điều hành Windows NT thì ngược lại, là hệ điều hành đa người dùng thực sự và thực hiện bảo vệ bộ nhớ tuyệt đối. Tuy nhiên, rất nhiều lợi thế của một hệ điều hành đa người dùng thực sự đã được vô hiệu hóa bởi một thực tế là, trước Windows Vista, tài khoản người dùng đầu tiên được tạo ra trong quá trình cài đặt là một tài khoản quản trị, mà đó cũng là mặc định cho tài khoản mới. Mặc dù Windows XP đã có tài khoản hạn chế, đa số người dùng gia đình không thay đổi một loại tài khoản có ít quyền - một phần do số lượng các chương trình không cần yêu cầu quyền quản trị - và vì vậy hầu hết người dùng gia đình vẫn chạy tài khoản quản trị.

Windows Vista đã thay đổi điều này bằng cách giới thiệu một hệ thống đặc quyền cao được gọi là User Account Control (UAC). Khi đăng nhập như một người dùng chuẩn, một phiên đăng nhập được tạo ra và một thẻ chỉ chứa các đặc quyền cơ bản nhất được đưa ra. Bằng cách này, các phiên đăng nhập mới sẽ không có khả năng làm những thay đổi ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Khi một ứng dụng yêu cầu đặc quyền cao hơn hoặc "Run as administrator" được nhấp, UAC sẽ yêu cầu để xác nhận, và nếu đồng ý (bao gồm cả thông tin quản trị nếu tài khoản yêu cầu độ cao không phải là một thành viên của nhóm quản trị viên), bắt đầu quá trình sử dụng các mã thông báo không hạn chế.

Các tài liệu bị rò rỉ do WikiLeaks xuất bản, có tên mã Vault 7 và ngày 2013 20132016, chi tiết về khả năng của CIA để thực hiện giám sát điện tử và chiến tranh mạng, như khả năng thỏa hiệp các hệ điều hành như Microsoft Windows.

Quyền truy cập tập tin

Tất cả các phiên bản Windows từ Windows NT 3 đã được dựa trên hệ thống cấp phép hệ thống tập tin được gọi là AGDLP (Tài khoản, Toàn cầu, Địa phương, Quyền) trong đó quyền truy cập tập tin được áp dụng cho tập tin / thư mục ở dạng 'nhóm cục bộ' sau đó có các "nhóm toàn cầu" khác làm thành viên. Các nhóm toàn cầu này sau đó giữ các nhóm hoặc người dùng khác tùy thuộc vào các phiên bản Windows khác nhau được sử dụng. Hệ thống này khác với các sản phẩm của nhà cung cấp khác như Linux và NetWare do phân bổ quyền 'tĩnh' đang được áp dụng cho tập tin hoặc thư mục. Tuy nhiên, sử dụng quy trình AGLP / AGDLP / AGUDLP này cho phép áp dụng một số lượng nhỏ quyền tĩnh và cho phép dễ dàng thay đổi các nhóm tài khoản mà không cần áp dụng lại quyền truy cập tập tin trên các tập tin và thư mục.

Windows Defender

Ngày 06 tháng 1 năm 2005, Microsoft phát hành phiên bản Beta của Microsoft AntiSpyware, dựa trên bản phát hành trước đó Giant AntiSpyware. Ngày 14 tháng 2 năm 2006, Microsoft AntiSpyware đã trở thành Windows Defender với việc phát hành bản Beta 2. Windows Defender là một chương trình phần mềm miễn phí được thiết kế để bảo vệ chống lại phần mềm gián điệp và phần mềm không mong muốn. Người dùng Windows XP và Windows Server 2003 có bản sao chính hãng của Microsoft Windows có thể tự do tải chương trình từ trang web của Microsoft và Windows Defender như một phần của Windows Vista và 7. Trong Windows 8, Windows Defender và Microsoft Security Essentials được kết hợp thành một chương trình duy nhất, có tên là Windows Defender. Nó dựa trên Microsoft Security Essentials, vay mượn những tính năng và giao diện người dùng. Mặc dù nó được kích hoạt theo mặc định, nó có thể được tắt để sử dụng một giải pháp chống virus khác. Windows Malicious Software Removal Tool và Microsoft Safety Scanner là hai sản phẩm bảo mật miễn phí khác được cung cấp bởi Microsoft.

Phân tích bên thứ ba

Trong một bài viết dựa trên báo cáo của Symantec, internetnews.com đã mô tả Microsoft Windows có "số lượng bản vá ít nhất và thời gian phát triển bản vá trung bình ngắn nhất trong số 5 hệ điều hành được theo dõi trong sáu tháng cuối năm 2006. "Một nghiên cứu được thực hiện bởi Kevin Mitnick và công ty truyền thông tiếp thị Avantgarde năm 2004, đã phát hiện ra rằng một hệ thống Windows XP không được bảo vệ và chưa được vá với Gói dịch vụ 1 chỉ tồn tại bốn phút trên Internet trước khi nó bị xâm nhập và hệ thống Windows Server 2003 không được bảo vệ và cũng không được bảo vệ bị xâm nhập sau khi được kết nối với internet trong 8 giờ. Máy tính đang chạy Windows XP Service Pack 2 không bị xâm phạm. Nghiên cứu an toàn trực tuyến của Liên minh an ninh mạng quốc gia AOL tháng 10 năm 2004, đã xác định rằng 80% người dùng Windows đã bị nhiễm ít nhất một sản phẩm phần mềm gián điệp / phần mềm quảng cáo. [Cần dẫn nguồn] Có nhiều tài liệu mô tả cách tăng tính bảo mật của các sản phẩm Microsoft Windows. Các đề xuất điển hình bao gồm triển khai Microsoft Windows đằng sau tường lửa phần cứng hoặc phần mềm, chạy phần mềm chống vi-rút và chống phần mềm gián điệp và cài đặt các bản vá khi chúng có sẵn thông qua Windows Update.

Chương trình giả lập

Do sự phổ biến của hệ điều hành, một số ứng dụng đã được phát hành nhằm cung cấp khả năng tương thích với các ứng dụng Windows, như là một lớp tương thích cho một hệ điều hành khác, hoặc là một hệ thống độc lập có thể chạy phần mềm được viết cho Windows. Bao gồm:

  • Wine – phần mềm mã nguồn mở có chức năng tương đương của các hàm Windows API, cho phép vài chương trình ứng dụng Windows chạy trên nền x86 Unix, bao gồm cả Linux.
    • CrossOver Office của Codeweavers, cũng giả lập được hoàn toàn để các chương trình Windows có thể chạy trên các hệ điều hành khác.
    • Cedega (trước đây gọi là WineX) – là một nhánh của Wine thuộc sở hữu của TransGaming Technologies, được thiết kế chuyên để chạy các trò chơi viết cho Microsoft Windows trên Linux
  • Mono và CLI chung mã nguồn – hệ thống tương đương với cơ sở Microsoft.NET.
  • ReactOS – hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển với mục tiêu là tương thích với các chương trình và trình điều khiển thiết bị của Windows NT, mặc dù vậy hiện tại vẫn còn đang trong giai đoạn phôi thai.
  • Freedows và Alliance OS – một dự án có nhiều tham vọng, dự định là một bản sao của Windows và bổ sung thêm nhiều tính năng lợi ích nhưng đã thất bại.
  • Project David – một dự án đầy tham vọng và đã gây nhiều tranh cãi với mục đích là giả lập hoàn toàn để các chương trình Windows có thể chạy trên các hệ điều hành khác.
  • Captive NTFS – một phần mềm gói, dạng nguồn mở có tính tương thích cao hơn cho hệ NTFS.
  • E/OS – với mục tiêu có thể chạy bất kì chương trình thuộc hệ điều hành nào mà không cần phải cài đặt thêm hệ điều hành đó

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Website chính thức (tiếng Việt)
    • Blog chính thức (tiếng Anh)
  • Mạng nhà phát triển Microsoft
  • Windows Client Developer Resources
  • Thời biểu lịch sử Microsoft Windows
  • Pearson Education, InformIT – Lịch sử Microsoft Windows
  • Microsoft Windows 7 cho Chính phủ
  • Thủ Thuật Windows Lưu trữ 2007-03-22 tại Wayback Machine, tổng hợp mẹo vặt dùng trong Windows

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Microsoft Windows by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


Microsoft Office


Microsoft Office


Microsoft Office (bây giờ là Microsoft 365) là tên của một bộ ứng dụng văn phòng gồm các chương trình, máy chủ, và dịch vụ phát triển bởi Microsoft, được giới thiệu lần đầu bởi Bill Gates ngày 1 tháng 8 năm 1988, tại COMDEX ở Las Vegas. Ban đầu đây là một cụm từ marketing cho một gói ứng dụng, phiên bản đầu tiên của Office gồm Microsoft Word, Microsoft Excel, và Microsoft PowerPoint. Theo thời gian, các ứng dụng Office phát triển những tính năng chia sẻ một cách đáng kể như một bộ kiểm tra chính tả chung, tích hợp dữ liệu OLE và ngôn ngữ VBA. Microsoft đặt Office làm nền tảng phát triển cho phần mềm LOB với tên gọi Office Business Applications. Ngày 10 tháng 7 năm 2012, Softpedia thông báo rằng Office đã có hơn một tỉ người dùng trên toàn thế giới.

Office có nhiều phiên bản nhắm đến nhiều người dùng cuối và nền tảng khác nhau. Phiên bản gốc, cũng là phiên bản được dùng nhiều nhất, là bản cho desktop chạy hệ điều hành Windows và macOS. Phiên bản gần nhất là Office 2021 cho desktop phát hành vào ngày 5 tháng 10 năm 2021 cùng với Windows 11.

Thành phần

Ứng dụng desktop

Các ứng dụng desktop dành cho Windows và macOS.

  • Microsoft Word: một chương trình soạn thảo văn bản trong Microsoft Office. Phiên bản đầu tiên của Word, phát hành vào mùa thu 1983, dành cho hệ điều hành MS-DOS và đặc biệt đã giới thiệu chuột máy tính rộng rãi. Word 1.0 có thể được mua với một con chuột đi kèm, dù không cần thiết. Nối tiếp những phần mềm trước như LisaWrite và MacWrite, Word cho Macintosh đã cố gắng thêm nhiều tính năng WYSIWYG. Word cho Mac được phát hành năm 1985. Word cho Mac là phên bản đồ họa đầu tiên của Microsoft Word. Ban đầu, nó sử dụng định dạng độc quyền doc làm định dạng chính. Tuy nhiên, Word 2007 loại bỏ định dạng này, thay vào đó là Office Open XML và được chuẩn hóa bởi Tổ chức Ecma Quốc tế như một định dạng mở. Word for Windows cũng hỗ trợ PDF và ODF với Gói dịch vụ 2 cho Word 2007.
  • Microsoft Excel: một chương trình xử lý bảng tính được thiết kế ban
  • đầu để cạnh tranh với Lotus 1-2-3, và cuối cùng thay thế nó. Microsoft phát hành phiên bản đầu tiên của Excel cho Mac OS năm 1985 và phiên bản cho Windows đầu tiên (số 2.05 để theo với phiên bản Mac) tháng 11 năm 1987.
  • Microsoft PowerPoint: một phần mềm trình chiếu dùng để tạo những bài trình chiếu gồm chữ, đồ họa và những đối tượng khác có thể được hiển thị trên màn hình để trình chiếu bằng máy chiếu.
  • Microsoft Access: một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu cho Windows kết hợp Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ Microsoft Jet Database Engine với giao điện đồ họa người dùng và những công cụ phát triển phần mềm. Microsoft Access lưu dữ liệu bằng định dạng Access Jet Database Engine. Access cũng có thể nhập và liên kết trực tiếp với dữ liệu trong những chương trình và cơ sở dữ liệu khác.
  • Microsoft Outlook (không nên nhầm lẫn với Outlook Express, Outlook.com hay Outlook trên web): một chương trình quản lý thông tin cá nhân thay thế Windows Messaging, Microsoft Mail, và Schedule+ từ Office 97, bao gồm một trình duyệt mail, lịch, quản lý công việc và địa chỉ. Trên Mac OS, Microsoft cung cấp vài phiên bản Outlook cuối thập niên 1990 nhưng chỉ dùng với Microsoft Exchange Server. Ở Office 2001, Microsoft giới thiệu một chương trình thay thế Outlook với những tính năng gần giống gọi là Microsoft Entourage. Microsoft cho Outlook lại trong Office 2011, thay thế Entourage.
  • Microsoft OneNote: một chương trình ghi chú thu thập chữ viết tay hay đánh máy, hình vẽ, hình chụp màn hình và bình luận âm thanh. Ghi chú có thể được chia sẻ với người dùng OneNote khác qua Internet hoặc mạng máy tính. OneNote ban đầu là mộ ứng dụng độc lập không nằm trong bất kì phiên bản Microsoft Office 2003 nào. Tuy nhiên, OneNote cuối cùng trở thành thành phần chính của bộ Office; với Microsoft Office 2013, OneNote có trong tất cả bản Microsoft Office. OneNote cũng có một ứng dụng web thuộc Office Online, một chương trình freemium cho Windows, một ứng dụng di động cho Windows Phone, iOS, Android, và Symbian, và một ứng dụng Metro cho Windows 8 trở lên.
  • Microsoft Publisher: một ứng dụng chế bản điện tử cho Windows dùng để thiết kế tờ rơi, nhãn, lịch, thiệp chúc mừng, danh thiếp, bản tin, trang web, bưu thiếp,...
  • Skype for Business: một chương trình giao tiếp tích hợp cho hội nghị và cuộc họp trong thời gian thực, nó là ứng dụng Microsoft Office desktop duy nhất phải dùng với một cơ hở hạ tầng mạng máy tính và không có từ "Microsoft" ở trước tên.
  • Microsoft Project: một ứng dụng quản lý dự án cho Windows để theo dõi tiến trình và tạo sơ đồ mạng và sơ đồ ngang Gantt, không có trong bất kì bộ Office nào.
  • Microsoft Visio: một ứng dụng sơ đồ và lưu đồ cho Windows không có trong bất kì bộ Office nào.
  • Microsoft Teams: là một nền tảng kết hợp trò chuyện tại nơi làm việc, cuộc họp, ghi chú và tệp đính kèm. Microsoft thông báo rằng Teams cuối cùng sẽ thay thế Skype for Business.

Ứng dụng di động

  • Office Lens: một ứng dụng quét ảnh tối ưu cho các thiết bị di động. Nó chụp những văn bản (như danh thiếp, giấy tờ, bảng trắng) rồi làm phẳng phần văn bản của bức ảnh. Kết quả có thể được xuất tới Word, OneNote, PowerPoint hoặc Outlook, hoặc được lưu OneDrive, gửi qua Mail hoặc lưu trong Photo Library.
  • Office Remote: biến thiết bị di động thành một điều khiển từ xa với những bản desktop của Word, Excel và PowerPoint.
  • Office Mobile là ứng dụng Office dành cho thiết bị di động thống nhất dành cho Android và iOS, kết hợp Word, Excel và PowerPoint thành một ứng dụng duy nhất và giới thiệu các tính năng mới như ghi chú nhanh, ký PDF, quét mã QR và chuyển tệp

Ứng dụng máy chủ

  • Microsoft SharePoint: máy chủ hợp tác
    • Excel Services
    • InfoPath Forms Services
    • Microsoft Project Server: máy chủ quản lý dự án
    • Microsoft Search Server
  • Skype for Business Server: máy chủ giao tiếp thời gian thực cho nhắn tin tức thời và video chat

Dịch vụ Web

  • Microsoft Office Online
    • Word Online: Phiên bản ứng dụng web miễn phí của Microsoft Word
    • Excel Online: Phiên bản ứng dụng web miễn phí của Microsoft Excel
    • PowerPoint Online: Phiên bản ứng dụng web miễn phí của Microsoft PowerPoint
    • OneNote Online: Phiên bản ứng dụng web miễn phí của Microsoft OneNote
    • Outlook.com: Webmail miễn phí với giao diện người dùng tương tự Microsoft Outlook và Mail trên Windows 10
    • Docs.com: Một dịch vụ chia sẻ văn bản công khai nơi người dùng Office tải lên các văn bản Word, Excel, PowerPoint, Sway và PDF cho những người khác khám phá và sử dụng. Ngày 9 tháng 6 năm 2017, Microsoft Docs.com sẽ bị đóng vào ngày 15 tháng 12 năm 2017, nhường chỗ cho SlideShare với vụ mua lại LinkedIn.
    • OneDrive: Dịch vụ lưu trữ tệp cho phép người dùng đồng bộ các tệp và truy cập chúng qua trình duyệt web hoặc thiết bị di động.
    • Office Sway: Ứng dụng web trình chiếu được phát hành vào tháng 10 năm 2014. Nó cũng có ứng dụng cho iOS và Windows 10.
  • Delve: Cho phép người dùng Office 365 tìm kiếm và quản lý email, cuộc họp, liên lạc, mạng xã hội và văn bản lưu trong OneDrive hay Sites trong Office 365.
  • Microsoft Forms: Một trình tạo khảo sát trực tuyến, dành cho người dùng Office 365 Education.
  • Outlook on the web: Tương tư Outlook.com nhưng có nhiều tính năng hơn và chỉ có qua Office 365 và Microsoft Exchange Server.
  • Microsoft Planner: Ứng dụng lên kế hoạch có trên nền tảng Microsoft Office 365.
  • Office 365 Video: Một dịch vụ chia sẻ video cho người dùng doanh nghiệp với giấy phép Office 365 Academic hay Enterprise.
  • Microsoft Bookings: Ứng dụng đặt cuộc hẹn có trên nền tảng Microsoft Office 365.

Office Mobile

Office Mobile bao gồm phiên bản thu gọn và tối ưu cho màn hình cảm ứng của Word, Excel và PowerPoint. Những ứng dụng Office khác như OneNote, Lync và Outlook là những ứng dụng độc lập. Office Mobile có trên Android, iOS, Windows 10 và Windows 10 Mobile.

Office Mobile cho phép người dùng lưu và truy cập văn bản trên OneDrive, OneDrive for Business và SharePoint. Thêm vào đó, phiên bản cho Windows Phone còn cho phép người dùng lưu file cục bộ trong thiết bị. Theo Microsoft, Office Mobile cho iPhone và Android rất giống nhau, còn bản Windows Phone cung cấp "trải nghiệm phong phú và tích hợp".

Office Mobile cho iPhone được phát hành ngày 14 tháng 6 năm 2013 tại Mĩ. Hỗ trợ cho 135 thị trường và 27 ngôn ngữ đã được tung ra vài ngày sau đó và chạy trên iOS 8 trở lên. Mặc dù ứng dụng cũng hoạt động trên iPad, trừ phiên bản đầu tiên, nó được thiết kế cho màn hình hiển thị nhỏ. Office Mobile được phát hành cho điện thoại Android ngày 31 tháng 7 năm 2013 tại Mĩ. Hỗ trợ cho 117 thị trường và 33 ngôn ngữ được bổ sung từ từ vài tuần sau đó và chạy Android 4.0 trở lên. Office Mobile cho cả iOS và Android, có sẵn miễn phí lần lượt qua App Store và Google Play Store, ban đầu yêu cầu đăng ký gói Office 365 để kích hoạt, nhưng vào tháng 3 năm 2014, với sự phát hành của Office cho iPad, những ứng dụng đã được làm miễn phí hoàn toàn cho nhu cầu gia đình, mặc dù gói đăng ký vẫn bắt buộc cho doanh nghiệp.

Ngày 27 tháng 3 năm 2014, Microsoft phát hành Word, Excel và PowerPoint cho iPad. Ngày 6 tháng 11 năm 2014, Microsoft cập nhật Word, Excel và PowerPoint cho iPhone.

Ngày 21 tháng 1 năm 2015, Microsoft phát hành Word, Excel và PowerPoint cho máy tính bảng Android. Ngày 24 tháng 6 năm 2015, Microsoft cập nhật Word, Excel và Powerpoint điện thoại Android. Phiên bản Android cũng hỗ trợ vài thiết bị Chrome OS.

Tháng Một 2015, Microsoft phiên bản UWP của bộ Office cho thiết bị chạy Windows 10 gồm máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh, dựa trên bộ Office cho iOS và Android được phát hành trước đó.

Office Mobile cũng có sẵn cho, tuy nhiên không còn được hỗ trợ, trên Windows Mobile, Windows Phone và Symbian. Ngoài ra còn có Office RT, bộ Office desktop tối ưu hóa cho màn hình cảm ứng, được cài sẵn trên Windows RT.

Tính năng chung

Phần lớn phiên bản của Microsoft Office (gồm Office 97 đến nay) dùng bộ widget riêng và không trùng hoàn toàn với hệ điều hành nguyên bản. Rõ ràng nhất trong Microsoft Office XP và 2003, menus chuẩn bị thay thế bởi menu có màu, phẳng và đổ bóng. Giao diện người dùng của một phiên bản Microsoft Office thường có ảnh hưởng lớn lên bản Microsoft Windows tiếp theo. Ví dụ, thanh toolbar, nút bấm màu và giao diện xám 3-D của Office 4.3 được thêm vào Windows 95, và thanh ribbon, xuất hiện lần đâu trong Office 2007, được thêm vào một số phần mềm tích hợp trong Windows 7 và sau này. Năm 2012, Office 2013 bắt chước thiết kế phẳng hình hộp của Windows 8.

Người dùng Microsoft Office có thể truy cập dữ liệu ngoại vi bằng file.odc (Office Data Connection).

Windows và Office đều dùng các gói dịch vụ để cập nhật phần mềm. Office có bản vá không tích lũy và đã bị dừng từ sau Office 2000 Service Release 1.

Các phiên bản Office cũ thường có trứng Phục Sinh. Ví dụ, Excel 97 có một bộ mô phỏng máy bay. Office XP và sau này không còn trứng Phục Sinh theo những chỉ dẫn TwC (Trustworthy Computing, tạm dịch: Phần mềm đáng tin cậy).

Các định dạng và siêu dữ liệu

Microsoft Office trước Office 2007 sử dụng định dạng file độc quyền OLE Compound File Binary Format. Nghĩa là người dùng khi chia sẻ dữ liệu phải cài đặt nền tảng phần mềm tương tự. Năm 2008, Microsoft làm tài liệu chỉ dẫn các định dạng Office nhị phân miễn phí để tải về và cho phép quyền sáng chế cho việc sử dụng chúng miễn phí dưới Open Specification Promise. Trước đó, Microsoft cũng đã cung cấp chỉ dẫn này miễn phí nhưng chỉ khi được yêu cầu.

Từ Office 2007, định dạng mặc định là một phiên bản của Office Open XML, tuy có khác so với bản được được chuẩn hóa và phát hành bởi Tổ chức Ecma Quốc tế và bởi ISO/IEC. Microsoft cấp quyền sáng chế cho công nghệ định dạng với Open Specification Promise và đã làm bộ chuyển đổi có thể tải về miễn phí cho các phiên bản Microsoft Office trước gồm Office 2003, Office XP, Office 2000 và Office 2004 cho Mac OS X. Phần mềm bên thứ ba của Office Open XML có trên Windows (LibreOffice, tất cả nền tảng), macOS (iWork '08, LibreOffice) và Linux (LibreOffice và OpenOffice.org 3.0). Ngoài ra, Office 2010, Gói Dịch vụ 2 cho Office 2007 và Office 2016 cho Mac đều hỗ trợ OpenDocument Format (ODF) cho việc mở và xem văn bản.

Microsoft cung cấp khả năng loại bỏ siêu dữ liệu từ văn bản Office. Đây là giải pháp cho các sự cố về thông tin nhạy cảm của một văn bản bị rò rỉ thông qua siêu dữ liệu. Xóa siêu dữ liệu có sẵn từ 2004, khi Microsoft công cụ Remove Hidden Data Add-in for Office 2003/XP cho mục đích này. Nó đã được tích hợp thẳng vào Office 2007 trong tính năng Document Inspector.

Khả năng mở rộng

Một tính năng lớn của bộ Office là khả năng cho người dùng và công ty bên thứ ba viết add-in (plug-in) mở rộng khả năng của ứng dụng bằng câu lệnh tùy biến và những tính năng chuyên biệt. Một trong những tính năng mới là Office Store. Plugin và những công cụ khác có thể được tải về bởi người dùng. Lập trình viên có thể kiếm tiền bằng cách bán chương trình ở Office Store. Lợi tức được chia giữa nhà phát triển và Microsoft và nhà phát triển nhận 80% số tiền. Nhà phát triển có thể chia sẻ chương trình với tất cả người dùng Office.

Các ứng dụng đi cùng văn bản và nhà phát triển quyết định người dùng sẽ thấy gì khi họ xem nó. Người nhận có thể tải ứng dụng từ Office Store miễn phí, bắt đầu kỳ dùng thử miễn phí hoặc chuyển hướng đến thanh toán. Với khả năng điện toán đám mây của Office, phòng IT có thể tạo một bộ ứng dụng cho nhân viên doanh nghiệp của họ nhằm tăng hiệu suất làm việc. Khi nhân viên vào Office Store, họ sẽ thấy ứng dụng của công ty dưới My Organization. Những ứng dụng mà mỗi nhân viên đã tải về sẽ hiển thị ở phần My Apps. Lập trình viên có thể dùng công nghệ web như HTML5, XML, CSS3, JavaScript, và các API để tạo ra các ứng dụng. Một ứng dụng cho Office là một trang web được host trong chương trình Office. Người dùng có thể dùng ứng dụng để tăng thêm chức năng của văn bản, tin nhắn email, yêu cầu cuộc họp hay cuộc hẹn. Ứng dụng có thể chạy trong nhiều môi trường và nhiều máy khách, gồm Office desktop, Ứng dụng Office Web, trình duyệt web và trong đám mây. Loại add-in được hỗ trợ thay đổi theo phiên bản Office:

  • Office 97 về sau (Windows DLL như Word WLLs và Excel XLLs)
  • Office 2000 về sau (add-in COM)
  • Office XP về sau (add-in COM/OLE tự động)
  • Office 2003 về sau (Add-in được kiểm soát mã – VSTO)

Bảo mật mật khẩu

Microsoft Office có một tính năng bảo mật cho phép người dùng mã hóa văn bản Office (Word, Excel, PowerPoint, Access, Skype Business) bằng một mật khẩu từ người dùng. Mật khẩu có thể chứa tối đa 255 ký tự và sử dụng AES 128 bit theo mặc định. Mật khẩu cũng có thể dùng để hạn chế sửa đổi văn bản, bảng tính hay bài trình chiếu. Tuy nhiên, do thiếu mã hóa văn bản nên mật khẩu có thể bị xóa bỏ phần mềm bên thứ ba.

Các phiên bản

Tất cả phiên bản của Microsoft Office trước Microsoft Office 2016 đều được nhận mười năm hỗ trợ từ ngày phát hành, trong thời gian đó Microsoft phát hành các bản cập nhật bảo mật và cung cấp hỗ trợ kĩ thuật. Vòng đời này gồm hai giai đoạn 5 năm: giai đoạn chính và giai đoạn mở rộng. Trong giai đoạn chính, Microsoft có thể hỗ trợ kĩ thuật giới hạn và phát hành cập nhật khác bảo mật hoặc thay đổi thiết kế sản phẩm. Trong giai đoạn mở rộng, những dịch vụ trên bị dừng.

Từ Microsoft Office 2016, Microsoft sử dụng "Modern Lifecycle Policy" (tạm dịch: "Chính sách Vòng đời Hiện đại") yêu cầu khách hàng giữ nguyên phiên bản để được hỗ trợ.

Microsoft hỗ trợ Office cho hệ điều hành Windows và macOS, cũng như phiên bản di động như Windows Phone, Android và iOS. Bắt đầu từ Mac Office 4.2, bản Office cho macOS và Windows dùng chung định dạng file và có thể hoạt động với nhau. Hỗ trợ cho Visual Basic for Applications bị bỏ trong Microsoft Office 2008 cho Mac, và được thêm lại vào Office for Mac 2011.

Microsoft từng thử vào giữa thập niên 1990 để di chuyển Office lên vi xử lý RISC như NEC/MIPS và IBM/PowerPC nhưng gặp vấn đề như việc truy cập bộ nhớ bị cản trở bởi những yêu cầu cấu trúc dữ liệu. Tuy nhiên Microsoft Word 97 và Excel 97 có thể chạy trên nền tảng DEC Alpha. Khó khăn trong việc chuyển đổi này có thể một nguyên nhận việc Windows NT chỉ hoạt động trên chip Intel.

Năm 2006, Stuart Cohen, CEO của Phòng thí nghiệm Phát triển Mã nguồn mở, giả định rằng Microsoft rồi sẽ phát hành một bản Office cho Linux, và đã xảy ra qua Microsoft Office Mobile cho điện thoại Android (Android 4.0 trở lên) năm 2013 và máy tính bản (Android 4.4 trở lên) năm 2015. Office cũng có trên iOS, một nền tảng tương tự Unix.

Giấy phép

Microsoft Office được cấp phép qua bán lẻ, giấy phép số lượng lớn và phần mềm dịch vụ. Giấy phép số lượng lớn gồm giấy phép [[Nhà sản xuất phụ tùng gốc |OEM]] cho Microsoft Office đóng gói với máy tính cá nhân và Microsoft Software Assurance. Phần mềm dịch vụ được gọi là Microsoft Office 365 bắt đầu từ 28 tháng 6 năm 2011.

Để hỗ trợ việc bán lẻ, Microsoft có "Home Use Program" (HUP) cho phép nhân viên của một tổ chức sử dụng sản phẩm Microsoft Office cho gia đình.

Học sinh sau trung học có thể nhận phiên bản University của Microsoft Office 365 (mặc dù cái tên, học sinh cao đẳng vẫn có thể nhận nó). Nó giới hạn cho một người dùng và hai thiết bị, cộng thêm giá đăng ký có hiệu lực trong bốn năm thay vì một. Ngoài những điều ấy, bản University giống với bản Home Premium. Đầy là lần đầu tiên Microsoft không cung cấp phần cứng hay phần mềm vĩnh viễn với mức giá học đường, trái với bản University của Office 2010 và Office 2011. Thêm vào đó, sinh viên đủ điều kiện cho chương trình DreamSpark có thể nhận ứng dụng Microsoft Office riêng biệt miễn phí.

Ứng dụng và tính năng bị dừng

  • Microsoft Binder: Gộp vài văn bản vào một file và được thiết kế như một hệ thống lưu trữ những văn bản liên quan vào một file. Sự phức tạp và khó học dẫn đến nhu cầu dùng ít và bị bỏ từ Office XP.
  • Microsoft FrontPage: một trình biên tập WYSIWYG HTML và quản trị website cho Windows. Là một phần của bộ Office từ 1997 đến 2003, FrontPage bị dừng vào tháng 12 năm 2006 và thay thế bởi Microsoft SharePoint Designer và Microsoft Expression Web.
  • Microsoft InfoPath: Chương trình Windows để thiết kế và phên phối mẫu đơn XML. Office 2013 là phiên bản cuối có InfoPath.
  • Microsoft Mail: Chương trình mail (trong những phiên bản Office cũ, bị thay thế bởi Microsoft Schedule Plus và sau này là Microsoft Outlook).
  • Microsoft Office Accounting
  • Microsoft Office Document Image Writer: một máy in ảo nhận văn bản từ Microsoft Office hay chương trình nào khác và in chúng hoặc lưu chúng thành file ảnh TIFF hay Microsoft Document Imaging Format. Bị bỏ từ Office 2010.
  • Microsoft Office Document Imaging: chương trình hỗ trợ chỉnh sửa văn bản quét. Bị bỏ từ Office 2010.
  • Microsoft Office Document Scanning: một chương trình quét và nhận dạng ký tự quang học (OCR). Bị bỏ từ Office 2010.
  • Microsoft PhotoDraw 2000: Chương trình đồ họa nằm trong bộ Office 2000 Premium Edition. Một phiên bản khác tương thích với Windows XP được phát hành là PhotoDraw 2000 Version 2. Microsoft ngừng chương trình này từ 2001.
  • Microsoft Photo Editor: Phần mềm chỉnh sử ảnh/đồ họa raster trong các phiên bản Office cũ cho đến Office XP. Bổ sung bởi Microsoft PhotoDraw trong Office 2000 Premium.
  • Microsoft Schedule Plus: Được phát hành với Office 95. Nó có một bộ lên kế hoạch to-do list, and contact information. Its functions were incorporated into Microsoft Outlook.
  • Microsoft Virtual PC: Có trong Microsoft Office Professional Edition 2004 cho Mac. Microsoft dừng hỗ trợ cho Virtual PC năm 2006 do các máy Mac mới dùng chip Intel giống như máy tính Windows. Nó mô phỏng một chiếc máy tính cá nhân thông dụng và phần cứng của nó.
  • Microsoft Vizact 2000: Một chương trình "kích hoạt" văn bản bằng HTML, thêm hiệu ứng như hình động, cho phép người dùng tạo văn bản Web động. Ngừng phát triển do ít được quan tâm.
  • Microsoft Data Analyzer 2002: Một chương trình kinh doanh thông minh cho biểu thị dữ liệu và phân tích bằng đồ họa trực quan.
  • Office Assistant, có từ Office 97 (Windows) và Office 98 (Mac) như một phần của công nghệ Microsoft Agent, là một hệ thống sử dụng nhân vật hoạt hình để cung cấp gợi ý nhạy với hoàn cảnh cho người dùng và truy cập vào hệ thống hỗ trợ. Assistant thường được mệnh danh là "Clippy" hay "Clippit", do nhân vật mặc định là một cái kẹp giấy (paper clip trong Tiếng Anh), mã hóa là CLIPPIT.ACS. Phiên bản Office gần đây nhất có Office Assistant là Office 2003 (Windows) và Office 2004 (Mac).
  • Microsoft SharePoint Workspace (trước đó là Microsoft Office Groove): một phần mềm cộng tác văn bản ngang hành độc quyền được thiết kế cho nhóm có thành viên thường xuyên ngoại tuyến hay không có chung bảo mật mạng kết nối.
  • Microsoft SharePoint Designer: Ban đầu là một trình soạn thảo HTML WYSIWYG và công cụ quản trị website, Microsoft cố biến nó thành trình soạn HTML chuyên biệt cho website SharePoint nhưng thất bại và phải ngừng nó.
  • Microsoft Office InterConnect: cơ sở dữ liệu quan hệ doanh nghiệp chỉ có ở Nhật Bản
  • Microsoft Office Picture Manager: phần mềm quản lý hình ảnh cơ bản (tương tự như Picasa của Google hay Photoshop Elements của Adobe), thay thế Microsoft Photo Editor
  • Microsoft Entourage: Bản sao của Outlook trên macOS, Microsoft cho dừng nó để phát triển thương hiệu Outlook.

Ứng dụng máy chủ bị dừng

  • Microsoft Office Forms Server: Cho phép người dùng sử dụng trình duyệt để truy cập và điền các mẫu đơn InfoPath. Office Forms Server là một máy chủ riêng với InfoPath Forms Services.
  • Microsoft Office Groove Server: Quản lý trung tâm sự triển khai của Microsoft Office Groove trong doanh nghiệp
  • Microsoft Office Project Portfolio Server: Cho phép tạo danh mục dự án, bao gồm luồng công việc, lưu trữ trung tâm
  • Microsoft Office PerformancePoint Server: Cho phép khách hàng kiểm soát, phân tích và lên kế hoạch công việc

Dịch vụ web bị dừng

  • Office Live
    • Office Live Small Business: dịch vụ lưu trữ website và công cụ cộng tác trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ
    • Office Live Workspace: Dịch vụ quản lý và lưu trữ văn bản trực tuyến, bị dừng bởi Office Online
  • Office Live Meeting: Dịch vụ hội nghị web

Chỉ trích

Microsoft Office từng bị chỉ trích vì sử dụng định dạng file độc quyền thay vì tiêu chuẩn mở, bắt người dùng phải cài đặt phần mềm nếu muốn chia sẻ dữ liệu. Tuy nhiên ngày 15 tháng 2 năm 2008, Microsoft đã cho toàn bộ tài liệu hướng dẫn cho định dạng Office nhị phân miễn phí với Open Specification Promise. Đồng thời, Office Open XML, định dạng mới nhất của Office trên Windows và Mac, đã được chuẩn hóa theo cả Ecma International và ISO. Tổ chức Ecma Quốc tế đã phát hành đặc điểm kĩ thuật của Office Open XML miễn phí bản quyền và Microsoft đã cho quyền sáng chế cho công nghệ này với Open Specification Promise và làm bộ chuyển đổi cho phiên bản Microsoft Office cũ miễn phí gồm Office 2003, Office XP, Office 2000 và Office 2004 cho Mac. Triển khai bên thứ ba của Office Open XML xuất hiện trên nền tảng Mac (iWork 08) và Linux (OpenOffice.org 2.3 - Novell Edition).

Một điểm khác là Microsoft Office thiếu sự hỗ trợ trong phiên bản Mac cho Unicode và ngôn ngữ hai hướng, điển hình là Ả rập và Hebrew. Vấn đề này tồn tại từ phiên bản 1989 và chỉ được giải quyết trong phiên bản 2016.

Dòng thời gian

Lịch sử phiên bản

Phiên bản Windows

Microsoft Office for Windows

Microsoft Office for Windows bắt đầu từ tháng 10 năm 1990 gồm ba chương trình chạy trên Microsoft Windows 3.0: Microsoft Word for Windows 1.1, Microsoft Excel for Windows 2.0 và Microsoft PowerPoint for Windows 2.0.

Microsoft Office for Windows 1.5 cập nhật bộ Office với Microsoft Excel 3.0.

Phiên bản 1.6 thêm Microsoft Mail for PC Networks 2.1 vào bộ Office.

Microsoft Office 3.0

Microsoft Office 3.0, còn gọi là Microsoft Office 92, được phát hành ngày 30 tháng 8 năm 1992 và có Word 2.0, Excel 4.0, PowerPoint 3.0 và Mail 3.0. Đây là phiên bản đầu tiên của Office phát hành trên CD-ROM. Năm 1993, The Microsoft Office Professional được phát hành với sự xuất hiện của Microsoft Access 1.1.

Microsoft Office 4.x

Năm 1993, Microsoft Office 4.0 được phát hành với Word 6.0, Excel 4.0a, PowerPoint 3.0 và Mail. Số phiên bản của Word nhảy từ 2.0 lên 6.0 để giống với số phiên bản trong bản Office cho MS-DOS và Macintosh (Excel và PowerPoint đã được đánh số giống với bản Macintosh).

Microsoft Office 4.2 for Windows NT được phát hành năm 1994 cho cấu trúc i386, Alpha, MIPS và PowerPC chứa Word 6.0 và Excel 5.0 (đều là 32-bit, PowerPoint 4.0 (16-bit) và Microsoft Office Manager 4.2 (tiền thân của Office Shortcut Bar).

Microsoft Office 95 và 97

Microsoft Office 95 được phát hành ngày 24 tháng 8 năm 1995. Số phiên bản được chỉnh cho thống nhất toàn bộ—tất cả đều có số phiên bản 7.0 và đều bị bỏ qua những số khác trừ Word. Được thiết kế thành bản 32-bit để đi cùng Windows 95, Office 95 có hai phiên bản, Office 95 Standard và Office 95 Professional. Phiên bản chuẩn có Word 7.0, Excel 7.0, PowerPoint 7.0 và Schedule+ 7.0. Bản chuyên nghiệp gồm tất cả ứng dụng của bản chuẩn và Microsoft Access 7.0. Nếu bản chuyên nghiệp được mua dưới dạng CD-ROM, nó cũng sẽ có Bookshelf.

Logo của Office 95 cũng được dùng trong Office 97, 2000 và XP. Microsoft Office 98 Macintosh Edition cũng dùng logo tương tự.

Microsoft Office 97 (Office 8.0) được thêm hàng trăm tính năng mới và cải tiến như thanh điều khiển, mô hình mà trong đó menu và thanh công cụ gần giống nhau trong thiết kế và khả năng. Office 97 cũng có Natural Language Systems kiểm tra ngữ pháp. Office 97 là phiên bản đầu Office đầu tiên xuất hiện Office Assistant. Tại Brazil, đây cũng là phiên bản đầu tiên có Registration Wizard, tiền thân của Microsoft Product Activation.

Microsoft Office 2000 đến 2003

Microsoft Office 2000 (Office 9.0) xuất hiện menu thích ứng, với những lựa chọn ít dùng bị giấu khỏi người dùng. Nó đồng thời có tính năng bảo mật mới, liên quan đến chữ ký số nhằm ngăn chặn các virus macro. Office 2000 tự động cho phép macro (viết bằng VBA 6) có chữ ký số của tác giả đã được tin cậy. Registration Wizard, tiền thân của Microsoft Product Activation, tồn tại ở Brazil và mở rộng đến Australia và New Zealand mặc dù không có cho bản cấp phép số lượng lớn. Bản học đường ở Mỹ và Canada cũng có Registration Wizard.

Microsoft Office XP (Office 10.0 hay Office 2002) được phát hành cùng Windows XP và là bản nâng cấp quan trọng với nhiều thay đổi và cải tiến so với Office 2000. Office XP giới thiệu tính năng Safe Mode cho phép ứng dụng như Outlook khởi động thành công dù đáng lẽ thất bại bằng cách bỏ qua registry hỏng hoặc add-in hư. Smart tag là công nghệ mới có trong Word và Excel, bị ngừng từ Office 2010. Office XP điều khiển giọng nói được tích hợp sẵn và khả năng đọc văn bản cũng như nhận dạng chữ viết tay. Đây là phiên bản đầu tiên yêu cầu Microsoft Product Activation trên toàn thế giới và trong mọi phiên bản như một biện phản chống ăn cắp và nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Product Activation chỉ có trong Office for Mac từ Office 2011 for Mac.

Microsoft Office 2003 (Office 11.0) được phát hành năm 2003 và có logo mới. Hai ứng dụng mới xuất hiện trong Office 2003: Microsoft InfoPath và OneNote. Đây là phiên bản đầu tiên sử dụng icon mới rực rỡ hơn. Outlook 2003 được cải thiện các chức năng trong nhiều tác vụ, gồm chứng thực Kerberos, RPC qua HTTP, Cached Exchange Modevà bộ lọc mail rác hiệu quả hơn.

Microsoft Office 2007

Microsoft Office 2007 (Office 12.0) được phát hành năm 2007. Tính năng mới của Office 2007 gồm giao diện đồ họa người dùng mới được gọi là Fluent User Interface, thay thế menu và thanh công cụ đã từng là nền tảng của Office với Ribbon, thanh công cụ dạng thẻ; định dạng file mới dựa trên XML gọi là Office Open XML; và Groove, một ứng dụng phần mềm cộng tác.

Microsoft Office 2010

Microsoft Office 2010 (Office 14.0 do Microsoft bỏ qua số 13.0) hoàn tất ngày 15 tháng 4 năm 2010 và sẵn sàng cho khách hàng ngày 15 tháng 6 năm 2010. Tính năng chính của Office 2010 menu file mới, công cụ mới cho cộng tác, thanh ribbon tùy chỉnh được, chế độ an toàn và một bảng điều hướng. Đây là phiên bản đầu tiên có bản 32-bit và 64-bit. Microsoft Office 2010 có logo mới, tương tự logo 2007 trừ màu vàng có sự chỉnh sửa hình dạng.

Microsoft phát hành Service Pack 1 cho Office 2010 ngày 28 tháng 6 năm 2011.

Microsoft Office 2013

Một bản xem trước của Microsoft Office 2013 (Build 15.0.3612.1010) được phát hành ngày 30 tháng 1 năm 2012 và một bản Customer Preview dành cho khách hàng được phát hành ngày 16 tháng 7 năm 2012. Giao diện người dùng được cách tân dựa theo Metro, giao diện của Windows Phone và Windows 8. Microsoft Outlook nhận được thay đổi lớn nhất đến giờ; ví dụ, giao diện Metro thể hiện những tác vụ được lên kế hoạch trước mới hơn. PowerPoint có nhiều bản mẫu và hiệu ứng chuyển slide hơn, còn OneNote có một màn hình khởi động mới. Ngày 16 tháng 5 năm 2011, hình ảnh của Office 15 được tiết lộ, cho thấy Excel với công cụ lọc dữ liệu theo mốc thời gian, khả năng đổi số La Mã sang số Ả Rập và tích hợp các hàm lượng giác nâng cao. Với Word, khả năng chèn video và audio trực tuyến và trình chiếu văn bản trực tuyến được triển khai. Microsoft đã hứa sẽ hỗ trợ Office Open XML Strict bắt đầu từ phiên bản 15, định dạng mà Microsoft đã trình lên ISO cho khả năng tương thích và hoạt động với các bộ Office khác và để hỗ trợ cho công chúng. Phiên bản này có thể đọc và viết ODF 1.2 (chỉ trên Windows).

Ngày 24 tháng 10 năm 2012, Office 2013 Professional Plus sẵn sàng phát hành và có thể tải về cho người đăng ký TechNet và MSDN. Ngày 15 tháng 11 năm 2012, bản dùng thử 60 ngày được phát hành cho công chúng tải về.

Microsoft Office 2016

Ngày 22 tháng 1 năm 2015, blog của Microsoft Office thông báo rằng phiên bản tiếp theo của bộ Office cho máy tính Windows, Office 2016, đang trong quá trình phát triển. Ngày 4 tháng 5 năm 2015, bản xem thử của Microsoft Office 2016 được phát hành cho tất cả mọi người. Office 2016 được phát hành cho OS X ngày 9 tháng 7 năm 2015 và cho Windows ngày 22 tháng 10 năm 2015. Office 2016 có nhiều tính năng cải thiện việc cộng tác và chia sẻ qua nền Web như tạo, mở, chỉnh sửa, lưu và chèn file từ đám mây dễ dàng, cộng tác thời gian thực cho người dùng Word hoặc/và Office Online, công cụ tìm kiếm thông tin Smart Lookup. Ngoài ra Office 2016 đổi tiêu đề các thẻ ribbon thành chữ thường (ở Office 2013 là chữ in hoa) và có công cụ tìm kiếm mới gọi là "Tell Me".

Microsoft Office 2019

Ngày 26 tháng 10 năm 2017, Microsoft thông báo rằng bản Office tiếp theo cho máy tính Windows, Office 2019, đang trong giai đoạn phát triển và được lên kế hoạch để phát hành nửa cuối năm 2018, với bản xem thử bắt đầu từ giữa năm.

Phiên bản Mac

Trước khi đóng gói các ứng dụng văn phòng cho Mac OS vào bộ Office, Microsoft phát hành bản Mac của Word 1.0 năm 1984, năm đầu tiên của máy tính Macintosh; Excel 1.0 năm 1985; PowerPoint 1.0 năm 1987. Microsoft không cho ứng dụng Access vào bộ Office for Mac.

Microsoft thêm một vài tính năng vào bộ Office for Mac trước khi cho vào bản Windows, ví dụ như Office Project Gallery và tính năng PowerPoint Movie của Office for Mac 2001, cho phép người dùng lưu bài thuyết trình dưới dạng phim QuickTime. Tuy nhiên, Microsoft Office for Mac từ lâu đã bị chỉ trích vì thiếu hỗ trợ cho Unicode và ngôn ngữ phải sang trái như Ả Rập, Hebrew và Persian.

Những bản Office for Mac đầu tiên (1989–1994)

Microsoft Office for Mac ra mắt lần đầu năm 1989, trước khi Office được phát hành cho Windows. Nó có Word 4.0, Excel 2.2, PowerPoint 2.01 và Mail 1.37. Ban đầu nó là một quảng cáo ngắn hạn nhưng rồi trở thành sản phẩm thường kỳ. Với sự phát hành của Office trên CD-ROM năm đấy, Microsoft trở thành nhà phát hành Mac lớn đầu tiên đem ứng dụng lên CD-ROM.

Microsoft Office 1.5 for Mac được phát hành năm 1991 và có Excel 3.0, ứng dụng đầu tiên hỗ trợ hệ điều hành System 7 của Apple.

Microsoft Office 3.0 for Mac được phát hành năm 1992 gồm Word 5.0, Excel 4.0, PowerPoint 3.0 và Mail Client. Excel 4.0 là ứng dụng đầu tiên hỗ trợ AppleScript.

Microsoft Office 4.2 for Mac được phát hành năm 1994 (Bản 4.0 bị bỏ qua để đồng bộ với số phiên bản trên Windows). Bản 4.2 gồm có Word 6.0, Excel 5.0, PowerPoint 4.0 và Mail 3.2. Đây là bộ Office đầu tiên dành cho Power Macintosh. Giao diện của nó giống với giao diện của Office 4.2 for Windows khiến nhiều khách hàng cho rằng nó không giống Mac cho lắm. Phát hành cuối cùng dành cho Mac 68K là Office 4.2.1, cập Word lên phiên bản 6.0.1, với cải thiện về hiệu năng.

Microsoft Office 98 Phiên bản Macintosh

Microsoft Office 98 Phiên bản Macintosh ra mắt tại MacWorld Expo/San Francisco năm 1998. Nó giới thiệu trình duyệt web Internet Explorer 4.0 và Outlook Express, một trình duyệt e-mail và đọc Usenet newsgroup. Office 98 được thiết kế lại bởi đơn vị APEX của Microsoft làm khách hàng hài lòng với giao diện hợp Mac hơn. Nó có thể cài đặt kéo và thả, có ứng dụng tự sửa chữa và Ý điển Nhanh trước khi những tính năng này có trên Office for Windows. Đây cũng là phiên bản đầu tiên hỗ trợ phim QuickTime.

Microsoft Office 2001 và v. X

Microsoft Office 2001 được phát hành năm 2000 và là bộ Office cuối cùng cho Mac OS cũ. Nó yêu cầu vi xử lý PowerPC. Phiên bản này gồm có Entourage, trình duyệt mail có các công cụ quản lý như lịch, sổ địa chỉ, danh sách công việc và ghi chú.

Microsoft Office v. X được phát hành năm 2001 và là phiên bản Microsoft Office đầu tiên cho Mac OS X. Hỗ trợ cho Office v. X kết thúc ngày 9 tháng 1 năm 2007 sau khi bản cập nhật cuối được phát hành 10.1.9 Office v.X gồm có Word X, Excel X, PowerPoint X, Entourage X, MSN Messenger for Mac và Windows Media Player 9 for Mac; đây là phiên bản Office for Mac cuối cùng có có Internet Explorer for Mac.

Office 2004

Microsoft Office 2004 for Mac được phát hành ngày 11 tháng 5 năm 2004. Nó gồm có Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Entourage và Virtual PC. Đây là phiên bản Office cuối cùng chỉ được thiết kế cho PowerPC và chính thức hỗ trợ vi xử lý G3, những bản sau đó đều yêu cầu vi xử lý G4, G5 hoặc Intel. Đáng chú ý, Office 2004 hỗ trợ Visual Basic for Applications (VBA), tính năng không có trong Office 2008. Điều này khiến Microsoft phải kéo dài hỗ trợ cho Office 2004 từ ngày 10 tháng 10 năm 2009 sang ngày 10 tháng 1 năm 2012. Tính năng VBA được thêm vào lại Office 2011 và chỉ tương thích với vi xử lý Intel.

Office 2008

Microsoft Office 2008 for Mac được phát hành ngày 15 tháng 1 năm 2008. Đây là bộ Office for Mac duy nhất biên dịch thành universal binary, trở thành phiên bản đầu tiên hỗ trợ Intel và bản cuối cùng hỗ trợ vi xử lý G4 và G5, mặc dù không tương thích với vi xử lý G3. Tính năng mới gồm hỗ trợ cho định dạng Office Open XML mới xuất hiện trong Office 2007 for Windows, và bảo mật mật khẩu mạnh hơn sử dụng AES-128 và SHA-1. Các bài kiểm tra cho thấy so với phiên bản tiền nhiệm, Office 2008 chạy với tốc độ tương đương trên máy tính Intel và chạy chậm hơn trên thiết bị PowerPC. Office 2008 còn thiếu hỗ trợ cho Visual Basic for Applications (VBA) khiến nó chỉ được hỗ trợ chính thức bổ sung 15 tháng so với Office 2004. Tuy nhiên, năm tháng sau khi phát hành, Microsoft thông báo rằng Office 2008 đang "bán nhanh hơn bất kì phiên bản Office for Mac nào trong suốt 19 năm" và khẳng định "sự cam kết tới những sản phẩm tương lai cho Mac."

Office 2011

Microsoft Office for Mac 2011 được phát hành ngày 26 thang 10 năm 2010. Đây là phiên bản Office for Mac đầu tiên biện dịch độc quyền cho vi xử lý Intel, dừng hỗ trợ cho kiến trúc PowerPC. Nó một phiên bản OS X của Outlook thay thế Entourage. Phiên bản Outlook này dự định làm cho Office cho OS X hoạt động tốt hơn với Microsoft Exchange Server và những người sử dụng Office for Windows. Giao diện Office 2011 có thanh Ribbon dựa theo Mac tương tự như Office for Windows.

OneNote và Outlook (2014)

Microsoft OneNote for Mac được phát hành ngày 17 tháng 3 năm 2014, đánh dấu lần phát hành đầu tiên của phần mềm ghi chú cho máy Mac. Tất cả người dùng Mac App Store trên OS X Mavericks đều có thể tải ứng dụng về miễn phí.

Microsoft Outlook 2016 for Mac ra mắt lần đầu ngày 31 tháng 10 năm 2014. Nó yêu cầu đăng ký Office 365 trả tiền, nghĩa là Office 2011 bán lẻ hoặc giấy phép số lượng lớn không thể kích hoạt phiên bản Outlook này. Vào cùng ngày, Microsoft xác nhận rằng sẽ phát hành phiên bản Office for Mac tiếp theo vào cuối năm 2015.

Mặc dù ngưng hỗ trợ cho các bản OS X cũ và chỉ hỗ trợ các phiên bản OS X 64-bit OS X, các phiên bản OneNote và Outlook đều là ứng dụng 32-bit như các phiên bản tiền nhiệm.

Office 2016

Bản xem thử đầu tiên của Microsoft Office 2016 for Mac được phát hành ngày 5 tháng 3 năm 2015. Ngày 9 tháng 7 năm 2015, Microsoft phát hành phiên bản cuối cùng của Microsoft Office 2016 for Mac gồm có Word, Excel, PowerPoint, Outlook và OneNote. Nó ngay lập tức sẵn sàng cho người đăng ký Office 365 với bản đăng ký Home, Personal, Business, Business Premium, E3 hoặc ProPlus. Phiên bản Office 2016 không dành cho Office 365 bắt đầu có tùy chọn thanh toán một lần ngày 22 tháng 10 năm 2015.

Chú thích

Liên kết ngoài

  • Website chính thức
  • Microsoft Office trên DMOZ

Bản mẫu:Office suites


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Microsoft Office by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


Microsoft Outlook


Microsoft Outlook


Microsoft Outlook là một phần mềm quản lý thông tin cá nhân của Microsoft và là một phần của bộ ứng dụng Microsoft Office. Phần mềm này hiện hỗ trợ cho Window, Mac và các hệ điều hành dành cho điện thoại như Android, IOS và Windows Phone cùng với nền tảng trên trình duyệt.

Mặc dù thường được sử dụng chủ yếu như là một ứng dụng e-mail, nó cũng bao gồm một lịch, công việc quản lý, quản lý liên lạc, ghi chú, một tạp chí và duyệt web. Nó có thể được sử dụng như một ứng dụng độc lập, hoặc có thể làm việc với Microsoft Exchange Server và Microsoft SharePoint Server cho nhiều người dùng trong một tổ chức, chẳng hạn như chia sẻ các hộp thư và lịch biểu, trao đổi thư mục công cộng, danh sách SharePoint và lịch trình cuộc họp. Có bên thứ ba ứng dụng bổ sung tích hợp Outlook với các thiết bị như điện thoại di động BlackBerry và với các phần mềm khác như Office & truyền thông Internet Skype. Các nhà phát triển cũng có thể tạo ra phần mềm riêng của họ mà làm việc với Outlook và Office thành phần bằng cách sử dụng Microsoft Visual Studio. Ngoài ra, Windows Mobile thiết bị có thể đồng bộ hóa hầu như tất cả các dữ liệu Outlook sang Outlook Mobile.

Các phiên bản

Tham khảo


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Microsoft Outlook by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


Microsoft Copilot


Microsoft Copilot


Microsoft Copilot là một tính năng trợ lý sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo dành cho các ứng dụng và dịch vụ của Microsoft 365. Được Microsoft công bố vào ngày 16 tháng 3 năm 2023, công cụ này hoạt động dựa trên Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) GPT-4 tiên tiến của OpenAI và tích hợp Microsoft Graph để chuyển đổi văn bản nhập của người dùng thành nội dung trong Microsoft 365, chẳng hạn như Word, Excel, PowerPoint, Outlook và Teams.

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Thông báo ngày 16 tháng 3 trên blog của Microsoft
  • Introducing Microsoft 365 Copilot | Your Copilot for Work trên YouTube
  • Tóm tắt sự kiện Microsoft 365 Copilot AI trong chưa đầy 3 phút

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Microsoft Copilot by Wikipedia (Historical)


Facebook


Facebook


Facebook là phương tiện truyền thông xã hội và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến thành lập vào năm 2004 của Mỹ thuộc sở hữu của Meta Platforms có trụ sở tại Menlo Park, California. Nó được Mark Zuckerberg, cùng với các sinh viên Đại học Harvard và bạn cùng phòng là Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes sáng lập. Đây được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four cùng với Amazon, Apple và Google.

Những người sáng lập ban đầu giới hạn tư cách thành viên của Facebook cho sinh viên Harvard và sau đó là sinh viên Columbia, Stanford và Yale. Tư cách thành viên cuối cùng đã được mở rộng sang các trường Ivy League, MIT và các tổ chức giáo dục đại học còn lại trong khu vực Boston, sau đó là các trường đại học khác và cuối cùng là học sinh trung học. Kể từ năm 2006, bất cứ ai tuyên bố ít nhất 13 tuổi đã được phép đăng ký tài khoản Facebook, mặc dù điều này có thể khác nhau tùy thuộc vào luật pháp địa phương. Tính đến năm 2020, Facebook đã có 2,8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, và xếp thứ bảy về mức sử dụng Internet toàn cầu. Đây là ứng dụng di động được tải xuống nhiều nhất trong những năm 2010. Tên đến từ các thư mục facebook thường được trao cho sinh viên đại học Mỹ. Facebook đã tổ chức đợt chào bán công khai lần đầu (IPO) vào tháng 2 năm 2012, định giá công ty ở mức 104 tỷ USD, mức định giá lớn nhất cho đến nay đối với một công ty đại chúng mới niêm yết. Facebook kiếm phần lớn doanh thu từ các quảng cáo xuất hiện trên màn hình và trong News Feed của người dùng.

Dịch vụ Facebook có thể được truy cập từ các thiết bị có kết nối Internet, như máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Sau khi đăng ký, người dùng có thể tạo một hồ sơ tùy chỉnh tiết lộ thông tin về bản thân. Họ có thể đăng văn bản, ảnh và đa phương tiện được chia sẻ với bất kỳ người dùng nào khác đã đồng ý làm "bạn bè" của họ hoặc với các cài đặt bảo mật khác một cách công khai. Người dùng cũng có thể sử dụng các ứng dụng nhúng khác nhau như Facebook Messenger, tham gia các nhóm sở thích chung và nhận thông báo về các hoạt động của bạn bè và các trang mà họ theo dõi. Facebook tuyên bố rằng có hơn 2,3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng tính đến tháng 12 năm 2018. Tuy nhiên, nó phải đối mặt với một vấn đề lớn với hàng loạt tài khoản giả mạo. Facebook đã bắt được 3 tỷ tài khoản giả, nhưng những tài khoản mà nó bỏ lỡ mới là vấn đề thực sự. Nhiều nhà phê bình đặt câu hỏi liệu Facebook có biết có bao nhiêu người dùng thật hay không. Facebook là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới.

Facebook được nói đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, bao gồm nhiều tranh cãi. Những điều này thường liên quan đến quyền riêng tư của người dùng (như vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica), thao túng chính trị (như cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016), giám sát hàng loạt, các tác động tâm lý như nghiện Facebook và lòng tự trọng thấp, và nội dung mà một số người dùng thấy phản cảm, bao gồm cả tin tức giả mạo, thuyết âm mưu, lời nói căm thù và vi phạm bản quyền. Facebook cũng không xóa thông tin sai lệch khỏi các trang của mình, điều này mang đến những tranh cãi liên tục. Các nhà bình luận tuyên bố rằng Facebook giúp lan truyền thông tin sai lệch và tin tức giả mạo cũng như phóng đại số lượng người dùng của mình để thu hút các nhà quảng cáo.

Lịch sử

2003–2006: Thefacebook, Thiel đầu tư và đổi tên

Zuckerberg đã viết một chương trình gọi là "Facemash" vào năm 2003 trong khi theo học Đại học Harvard như là một sinh viên năm thứ hai. Theo The Harvard Crimson, trang này có thể so sánh với Hot or Not và được sử dụng "các bức ảnh được biên soạn từ Facebook trực tuyến của chín ngôi nhà, đặt hai bên cạnh nhau và yêu cầu người dùng chọn". Facemash đã thu hút 450 lượt truy cập và 22.000 lượt xem ảnh trong bốn giờ đầu tiên trên mạng. Trang web Facemash nhanh chóng được chuyển tiếp tới một số máy chủ danh sách nhóm trường, nhưng đã bị đóng cửa một vài ngày sau đó bởi chính quyền Harvard. Zuckerberg phải đối mặt với trục xuất và bị buộc tội bởi chính quyền với vi phạm an ninh, vi phạm bản quyền, và vi phạm quyền riêng tư cá nhân. Cuối cùng, các cáo buộc đã bị bỏ qua. Zuckerberg đã mở rộng dự án ban đầu này vào học kỳ bằng cách tạo ra một công cụ nghiên cứu xã hội trước kỳ thi cuối cùng về lịch sử nghệ thuật. Anh ấy đã tải tất cả hình ảnh nghệ thuật lên một trang web, mỗi hình ảnh đều có phần nhận xét tương ứng, sau đó chia sẻ trang web với bạn học của mình và mọi người bắt đầu chia sẻ ghi chú.

Một "face book" là một thư mục sinh viên có ảnh và thông tin cơ bản. Năm 2003, không có facebook trực tuyến phổ thông tại Harvard, chỉ có các tờ giấy được phân phối và các thư mục trực tuyến riêng tư. Zuckerberg nói với Crimson rằng "Mọi người đang nói rất nhiều về một face book phổ quát trong Harvard.... Tôi có thể làm điều đó tốt hơn họ có thể, và tôi có thể làm điều đó trong một tuần. " Vào tháng 1 năm 2004, Zuckerberg bắt đầu viết mã cho một trang web mới, được gọi là "TheFacebook", với nguồn cảm hứng từ một bài xã luận ở Crimson về Facemash, nói rằng "Rõ ràng là công nghệ cần thiết để tạo ra một trang web tập trung là có sẵn... những lợi ích rất nhiều." Vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, Zuckerberg đã phát hành "TheFacebook", ban đầu được đặt tại thefacebook.com.

Sáu ngày sau khi trang web được giới thiệu, những người cao niên Harvard Cameron Winklevoss, Tyler Winklevoss và Divya Narendra đã cáo buộc Zuckerberg cố ý gây hiểu nhầm họ tin rằng anh ta sẽ giúp họ xây dựng một mạng xã hội có tên HarvardConnection.com. Họ tuyên bố rằng anh đã thay vì sử dụng ý tưởng của họ để xây dựng một sản phẩm cạnh tranh. Ba người than phiền với The Harvard Crimson và tờ báo bắt đầu một cuộc điều tra. Sau đó, họ đã đệ đơn kiện Zuckerberg, sau đó đã giải quyết trong năm 2008 cho 1,2 triệu cổ phiếu (trị giá 300 triệu USD tại IPO của Facebook).

Thành viên ban đầu được giới hạn cho sinh viên của Đại học Harvard; trong tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại Harvard đã được đăng ký trên dịch vụ Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz, Andrew McCollum và Chris Hughes đã tham gia Zuckerberg để giúp quản lý sự phát triển của trang web. Vào tháng 3 năm 2004, Facebook đã mở rộng đến các trường đại học Columbia, Stanford và Yale. Sau đó nó được mở cho tất cả các trường đại học Ivy League, Đại học Boston, Đại học New York, MIT, Washington và dần dần hầu hết các trường đại học ở Hoa Kỳ và Canada.

Vào giữa năm 2004, người đồng sáng lập Napster co-founder và nhà doanh nghiệp Sean Parker - một cố vấn không chính thức cho Zuckerberg - trở thành chủ tịch của công ty. Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ sở hoạt động sang California. Nó đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên vào cuối tháng đó từ người đồng sáng lập PayPal, Peter Thiel. Năm 2005, công ty đã bỏ "the" khỏi tên của nó sau khi mua tên miền facebook.com với giá 200.000 đô la Mỹ. Miền facebook.com thuộc về Tập đoàn AboutFace trước khi mua. Trang web này xuất hiện lần cuối vào ngày 8 tháng 4 năm 2005, từ ngày 10 tháng 4 năm 2005 đến ngày 4 tháng 8 năm 2005, tên miền này đã đưa ra lỗi 403.

Vào tháng 5 năm 2005, Accel Partners đã đầu tư 12,7 triệu đô la vào Facebook và Jim Breyer đã thêm 1 triệu đô la tiền của mình. Một phiên bản trung học của trang web đã được đưa ra vào tháng 9 năm 2005, mà Zuckerberg gọi là bước hợp lý tiếp theo. Facebook cũng mở rộng tính đủ điều kiện thành viên cho nhân viên của một số công ty, bao gồm cả Apple và Microsoft.

Vào ngày 16/10/2022 đồng loạt hàng triệu tài khoản không thể nhận được mã xác thực 2 yếu tố từ Facebook hiện tại trên kho ứng dụng Chplay và App Store Facebook đang phải nhận bão 1 sao.

2006–2012: Truy cập công cộng, liên minh Microsoft và tăng trưởng nhanh

Vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, Facebook đã được mở cho tất cả mọi người ít nhất 13 tuổi với một địa chỉ email hợp lệ. Vào cuối năm 2007, Facebook đã có 100.000 trang kinh doanh (các trang cho phép các công ty quảng bá bản thân và thu hút khách hàng). Những trang này bắt đầu như các trang nhóm, nhưng một khái niệm mới được gọi là các trang công ty đã được lên kế hoạch. Trang bắt đầu triển khai cho các doanh nghiệp vào tháng 5 năm 2009. Vào ngày 24 tháng 10 năm 2007, Microsoft đã thông báo rằng họ đã mua 1,6% cổ phần của Facebook với giá 240 triệu đô la, cho Facebook tổng giá trị ngụ ý khoảng 15 tỷ đô la. Việc mua của Microsoft bao gồm quyền đặt quảng cáo quốc tế trên trang mạng xã hội.

Vào tháng 10 năm 2008, Facebook thông báo sẽ thành lập trụ sở quốc tế tại Dublin, Ireland. Gần một năm sau, vào tháng 9 năm 2009, Facebook nói rằng lần đầu tiên nó đã biến dòng tiền tích cực. Một nghiên cứu của Compete.com tháng 1 năm 2009 đã xếp hạng Facebook là dịch vụ mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất bởi người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới. Entertainment Weekly đã đưa trang web vào danh sách "best-of" của thập niên cuối, nói rằng "Chúng ta đã làm thế nào để chúng ta theo dõi những ngày xưa của chúng ta, hãy nhớ sinh nhật của đồng nghiệp của chúng ta, lừa bạn bè của chúng ta, và chơi một trò chơi sôi nổi Scrabulous bằng Facebook?"

Lưu lượng truy cập vào Facebook tăng đều đặn sau năm 2009. Công ty đã công bố 500 triệu người dùng vào tháng 7 năm 2010, và theo dữ liệu của nó, một nửa số thành viên của trang web sử dụng Facebook hàng ngày, trung bình 34 phút, trong khi 150 triệu người dùng truy cập trang web bằng điện thoại di động. Trong tháng 11 năm 2010, dựa trên SecondMarket Inc. (một cuộc trao đổi cổ phiếu của các công ty tư nhân), giá trị của Facebook là 41 tỷ đô la. Công ty đã vượt qua eBay để trở thành công ty web lớn thứ ba của Mỹ sau Google và Amazon.com.

Đầu năm 2011, Facebook đã công bố kế hoạch chuyển trụ sở của mình sang khuôn viên Sun Microsystems trước đây tại Menlo Park, California. Vào tháng 3 năm 2011, đã có thông báo rằng Facebook đã xóa khoảng 20.000 hồ sơ mỗi ngày đối với các vi phạm như tin nhắn rác, nội dung đồ họa và sử dụng tuổi vị thành niên, như một phần nỗ lực tăng cường an ninh mạng. Số liệu thống kê của DoubleClick cho thấy rằng Facebook đã đạt đến một nghìn tỷ lượt xem trang trong tháng 6 năm 2011, khiến trang web được truy cập nhiều nhất bởi thống kê của DoubleClick. Theo một nghiên cứu của Nielsen, Facebook vào năm 2011 trở thành trang web được truy cập nhiều thứ hai ở Hoa Kỳ sau Google.

2012–2013: IPO, vụ kiện và người dùng một phần tỷ

Facebook cuối cùng đã đệ đơn xin chào bán lần đầu vào ngày 1 tháng 2 năm 2012. Facebook đã tổ chức một đợt chào bán công khai lần đầu vào ngày 17 tháng 5 năm 2012, thương lượng giá cổ phiếu là 38 đô la Mỹ. Công ty có giá trị 104 tỷ đô la, mức định giá lớn nhất cho đến nay cho một công ty đại chúng mới niêm yết. Facebook bắt đầu bán cổ phần cho công chúng và giao dịch trên NASDAQ vào ngày 18 tháng 5 năm 2012. Dựa trên thu nhập năm 2012 là 5 tỷ đô la, Facebook đã gia nhập danh sách Fortune 500 lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2013, được xếp hạng ở vị trí 462.

Facebook đã đệ trình tài liệu S1 của họ với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch vào ngày 1 tháng 2 năm 2012. Công ty đã áp dụng cho một IPO trị giá 5 tỷ USD, một trong những dịch vụ lớn nhất trong lịch sử công nghệ. IPO đã huy động được 16 tỷ đô la Mỹ, trở thành IPO lớn thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ, sau Visa Inc. năm 2008 và AT&T Wireless vào năm 2000.

Cổ phiếu bắt đầu giao dịch vào ngày 18 tháng 5; cổ phiếu đã phải vật lộn để ở trên mức giá IPO trong hầu hết thời gian trong ngày, nhưng lập kỷ lục về khối lượng giao dịch của một đợt IPO (460 triệu cổ phiếu). Ngày đầu tiên của giao dịch đã bị hủy hoại bởi các trục trặc kỹ thuật ngăn cản các đơn mua cổ phiếu; chỉ những vấn đề kỹ thuật và sự hỗ trợ nhân tạo từ các nhà bảo hiểm đã ngăn cản giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức giá IPO trong ngày. Vào tháng 3 năm 2012, Facebook đã công bố App Center, một cửa hàng bán các ứng dụng hoạt động thông qua trang web. Cửa hàng đã có mặt trên iPhone, thiết bị Android và người dùng web di động.

Vào ngày 22 tháng 5 năm 2012, Yahoo! Trang web tài chính báo cáo rằng các nhà bảo lãnh dẫn đầu của Facebook, Morgan Stanley (MS), JP Morgan (JPM) và Goldman Sachs (GS), đã cắt giảm dự báo thu nhập của họ cho công ty ở giữa quá trình IPO. Cổ phiếu đã bắt đầu rơi tự do vào lúc này, đóng cửa tại mức 34.03 vào ngày 21 tháng 5 và 31.00 vào ngày 22 tháng 5. Một hạn chế giao dịch được sử dụng trong nỗ lực làm chậm sự suy giảm của giá cổ phiếu. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mary Schapiro, và Chủ tịch Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính (FINRA) Rick Ketchum, đã kêu gọi xem xét lại các hoàn cảnh xung quanh IPO.

IPO của Facebook do đó đã được nghiên cứu và được so sánh với một chương trình "bơm và đổ". Một vụ kiện tập thể đã được đệ trình vào tháng 5 năm 2012 vì những trục trặc trong kinh doanh, dẫn đến các lệnh bị hỏng. Các vụ kiện đã được đệ trình, cáo buộc rằng một bảo lãnh cho Morgan Stanley tiết lộ các ước tính thu nhập được điều chỉnh cho các khách hàng ưa thích.

Những người bảo lãnh khác của MS, JPM, GS, giám đốc điều hành và hội đồng quản trị của Facebook, và NASDAQ cũng phải đối mặt với vụ kiện sau khi nhiều vụ kiện được đệ trình, trong khi SEC và FINRA cả hai đưa ra các cuộc điều tra. Người ta tin rằng việc điều chỉnh các ước tính thu nhập được truyền đạt tới những người bảo lãnh bởi một nhân viên tài chính Facebook, người đã sử dụng thông tin này để rút tiền cho vị trí của họ trong khi rời công chúng với những cổ phiếu đắt đỏ. Vào cuối tháng 5 năm 2012, cổ phiếu của Facebook mất hơn một phần tư giá trị khởi đầu của nó, dẫn đến The Wall Street Journal ghi nhãn IPO là "thất bại". Zuckerberg đã thông báo với giới truyền thông vào đầu tháng 10 năm 2012 rằng Facebook đã vượt qua số người dùng tích cực hàng tháng là một tỷ. Dữ liệu của công ty cũng tiết lộ 600 triệu người dùng di động, 219 tỷ lượt tải lên ảnh và 140 tỷ kết nối bạn bè.

2013–2014: Phát triển trang web, A4AI và kỷ niệm 10 năm

Vào ngày 15 tháng 1 năm 2013, Facebook đã công bố Facebook Graph Search, cung cấp cho người dùng một "câu trả lời chính xác", chứ không phải là một liên kết đến câu trả lời bằng cách tận dụng dữ liệu hiện có trên trang web của nó. Facebook nhấn mạnh rằng tính năng này sẽ là "nhận thức về quyền riêng tư", chỉ trả lại kết quả từ nội dung đã được chia sẻ với người dùng. Vào ngày 3 tháng 4 năm 2013, Facebook đã tiết lộ Facebook Home, một lớp giao diện người dùng cho các thiết bị Android cung cấp tích hợp lớn hơn với trang web.

Vào ngày 15 tháng 4 năm 2013, Facebook đã công bố một liên minh trên 19 tiểu bang với Hiệp hội luật sư quốc gia, để cung cấp cho thanh thiếu niên và phụ huynh thông tin về các công cụ quản lý hồ sơ mạng xã hội. Vào ngày 19 tháng 4 năm 2013, Facebook đã chính thức sửa đổi biểu trưng của nó để xóa đường màu xanh nhạt ở cuối biểu tượng "F". Chữ F di chuyển đến gần mép hơn.

Theo sau một chiến dịch của 100 nhóm vận động chính sách, Facebook đồng ý cập nhật chính sách về ngôn từ kích động thù địch. Chiến dịch nêu bật nội dung quảng bá bạo lực gia đình và tình dục đối với phụ nữ và sử dụng hơn 57.000 tweet và hơn 4.900 email đã khiến 15 công ty chặn quảng cáo từ trang web, bao gồm Nissan UK, House of Burlesque và Nationwide UK. Các trang web truyền thông xã hội ban đầu phản ứng bằng cách nói rằng "trong khi nó có thể thô tục và gây khó chịu, nội dung khó chịu một mình không vi phạm chính sách của chúng tôi". Nó quyết định hành động vào ngày 29 tháng 5 năm 2013, sau khi "rõ ràng rằng hệ thống của chúng tôi để xác định và loại bỏ ngôn từ kích động thù địch đã không hoạt động hiệu quả như chúng tôi muốn, đặc biệt là xung quanh vấn đề thù địch dựa trên giới tính".

Vào ngày 12 tháng 6 năm 2013, Facebook đã thông báo trên phòng tin rằng họ đã giới thiệu thẻ bắt đầu bằng # có thể nhấp để giúp người dùng theo dõi các cuộc thảo luận thịnh hành hoặc tìm kiếm những gì người khác đang nói về một chủ đề. Tháng 7 năm 2013, bài viết trên Tạp chí Phố Wall đã xác định IPO của Facebook là nguyên nhân gây ra thay đổi ở Hoa Kỳ 'thống kê kinh tế quốc gia', vì khu vực chính quyền địa phương của trụ sở chính của công ty, Quận San Mateo, California, đã trở thành quận có thu nhập cao nhất trong nước sau quý IV năm 2012. Cục Thống kê Lao động cho biết mức lương trung bình hàng tuần trong quận là 3.240 đô la Mỹ, cao hơn 107% so với năm trước. Nó ghi nhận mức lương là "tương đương 168.000 đô la một năm và cao hơn 50% so với quận cao nhất tiếp theo, Quận New York (hay còn gọi là Manhattan), ở mức 2.107 đô la một tuần, hoặc khoảng 110.000 đô la một năm."

Facebook đã bị chính phủ Trung Quốc chặn năm 2009. Vào tháng 9 năm 2013, tờ South China Morning Post đã thông báo rằng nó sẽ được khóa tại Khu Thương mại Tự do Thượng Hải để chào đón các công ty nước ngoài đầu tư và cho phép người nước ngoài sống và làm việc vui vẻ trong khu vực tự do thương mại. Tuy nhiên, một vài ngày sau đó, tờ Nhân dân nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bác bỏ báo cáo trước đó.

Facebook đã được công bố là thành viên của Liên minh với giá cả phải chăng Internet (A4AI) vào tháng 10 năm 2013, khi A4AI được ra mắt. A4AI là liên minh của các tổ chức công cộng và tư nhân bao gồm Google, Intel và Microsoft. Được dẫn dắt bởi Sir Tim Berners-Lee, A4AI tìm cách làm cho truy cập Internet trở nên hợp lý hơn để truy cập được mở rộng ở các nước đang phát triển, nơi chỉ có 31% người đang trực tuyến. Google sẽ giúp giảm giá truy cập Internet để họ giảm xuống dưới mục tiêu toàn cầu của Ủy ban Băng thông rộng Liên Hợp Quốc là 5% thu nhập hàng tháng. Một báo cáo của Reuters, được công bố vào ngày 11 tháng 12 năm 2013, tuyên bố rằng Standard & Poor's đã công bố vị trí của Facebook trên chỉ số S&P 500 "sau khi kết thúc giao dịch vào ngày 20 tháng 12". Facebook công bố lợi nhuận quý 4 năm 2013 là 523 triệu USD (20 cent/cổ phần), tăng 64 triệu USD so với năm trước, cũng như 945 triệu người dùng di động.

Công ty tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 vào ngày 3 tháng 2 năm 2014. Trong ba tháng đầu năm 2014, hơn một tỷ người dùng đã đăng nhập vào tài khoản Facebook của họ trên thiết bị di động. Là một phần trong kết quả quý II của công ty, Facebook đã thông báo vào cuối tháng 7 năm 2014 rằng điện thoại di động chiếm 62% doanh thu quảng cáo, tăng 21% so với năm trước. Đến tháng 9 năm 2014, vốn hóa thị trường của Facebook đã tăng lên hơn 200 tỷ đô la.

Cùng với các nhân vật công nghệ khác của Mỹ như Jeff Bezos và Tim Cook, Zuckerberg đã tổ chức chuyến thăm chính trị gia Trung Quốc Lu Wei, được gọi là "Hoàng tử Internet" cho ảnh hưởng của ông trong việc thực thi chính sách trực tuyến của Trung Quốc, tại trụ sở của Facebook ngày 8/12/2014. sau khi Zuckerberg tham gia một phiên hỏi đáp tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 23 tháng 10 năm 2014, nơi ông đã cố gắng trò chuyện bằng tiếng phổ thông - mặc dù Facebook bị cấm ở Trung Quốc, Zuckerberg được mọi người đánh giá cao. thúc đẩy ngành kinh doanh đang phát triển của quốc gia. Một cuốn sách của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm thấy trên bàn làm việc của Zuckerberg đã thu hút rất nhiều sự chú ý trên truyền thông, sau khi người sáng lập Facebook giải thích cho Lu, "Tôi muốn họ [nhân viên Facebook] hiểu chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc."

2015 – hiện tại: Kết hợp chống tin tức giả mạo và các liên doanh khác

Kể từ ngày 21 tháng 1 năm 2015, thuật toán của Facebook được lập trình để lọc ra nội dung sai hoặc gây hiểu lầm, chẳng hạn như tin bài giả mạo và trò lừa bịp và sẽ được người dùng chọn tùy chọn gắn cờ câu chuyện là "tin tức giả mạo hoặc lừa đảo". Theo Reuters, nội dung như vậy được "lan truyền như một đám cháy" trên nền tảng truyền thông xã hội. Facebook duy trì nội dung "châm biếm", có ý định hài hước, hoặc nội dung được dán nhãn rõ ràng là châm biếm ", sẽ được xem xét và không nên bị chặn lại. Tuy nhiên, thuật toán này đã bị buộc tội duy trì "bong bóng lọc", trong đó cả hai tài liệu mà người dùng không đồng ý với và các bài đăng có mức độ thích thấp cũng sẽ không được xem. Vào tháng 11 năm 2015, Zuckerberg kéo dài thời gian nghỉ thai sản cùng vợ từ 4 tuần đến 4 tháng.

Vào ngày 12 tháng 4 năm 2016, Zuckerberg đã tiết lộ một kế hoạch dài hàng thập kỷ cho Facebook trong một bài phát biểu quan trọng. Bài phát biểu của ông vạch ra tầm nhìn của ông, dựa trên ba trụ cột chính: trí thông minh nhân tạo, tăng cường kết nối trên toàn thế giới và thực tế ảo tăng cường. Vào tháng 6 năm 2016, Facebook đã công bố Deep Text, một chương trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên AI sẽ tìm hiểu ý định và ngữ cảnh của người dùng bằng 20 ngôn ngữ.

Vào tháng 7 năm 2016, một vụ kiện 1 tỷ đô la Mỹ đã được đệ trình chống lại công ty cho rằng nó đã cho phép nhóm Hamas sử dụng nó để thực hiện các cuộc tấn công đã chấm dứt mạng sống của bốn người. Facebook đã phát hành các bản thiết kế của máy ảnh Surround 360 trên GitHub theo giấy phép nguồn mở. Vào tháng 9 năm 2016, nó đã giành được một giải Emmy cho phim hoạt hình trực quan "Henry".

Vào tháng 10 năm 2016, Facebook đã công bố một công cụ truyền thông tính phí gọi là Workplace nhằm "kết nối mọi người" trong khi làm việc. Người dùng có thể tạo tiểu sử, xem nội dung cập nhật từ đồng nghiệp trên nguồn cấp dữ liệu tin tức của họ, phát video trực tiếp và tham gia vào các cuộc trò chuyện nhóm an toàn. Facebook hàng năm có một hội nghị Oculus Connect. Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, Facebook thông báo sẽ tiếp tục chống lại sự lây lan của tin giả bằng cách sử dụng các kiểm tra thực tế từ các trang web như FactCheck.org và Associated Press (AP), làm cho việc báo cáo dễ dàng hơn thông qua cộng đồng và ngăn chặn nguồn tài chính chảy vào từ người gửi thư rác.

Vào ngày 17 tháng 1 năm 2017, Facebook COO Sheryl Sandberg dự định mở Station F, một cơ sở vườn ươm khởi nghiệp ở Paris, Pháp. Trong chu kỳ 6 tháng, Facebook sẽ làm việc với 10 đến 15 công ty khởi nghiệp theo hướng dữ liệu để giúp họ phát triển doanh nghiệp của họ. Vào ngày 18 tháng 4 năm 2017, Facebook đã công bố sự ra mắt beta của Facebook Spaces tại hội nghị phát triển F8 hàng năm của Facebook tại San Francisco. Facebook Spaces, một phiên bản ứng dụng thực tế ảo của Facebook cho kính Oculus VR thuộc sở hữu của Facebook. Trong không gian ảo và được chia sẻ, người dùng có thể truy cập vào lựa chọn được sắp xếp các ảnh và video 360 độ bằng hình đại diện của họ, với sự hỗ trợ của bộ điều khiển. Người dùng cũng có thể truy cập ảnh và video của riêng họ và mọi phương tiện được chia sẻ trên nguồn cấp tin tức Facebook của họ. Ứng dụng beta hiện có sẵn trong Cửa hàng Oculus.

Vào tháng 9 năm 2017, Facebook thông báo sẽ chi tới 1 tỷ USD cho các chương trình gốc cho nền tảng Facebook Watch của mình. Vào ngày 16 tháng 10 năm 2017, Facebook đã mua lại ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội tbh với số tiền không tiết lộ, thông báo ý định rời khỏi ứng dụng độc lập, tương tự như Instagram và WhatsApp. Vào tháng 5 năm 2018, tại hội nghị các nhà phát triển F8 hàng năm ở San Jose, California, Facebook đã thông báo sẽ thực hiện dịch vụ hẹn hò riêng. Cổ phiếu trong nhóm đối tác kinh doanh hẹn hò giảm 22% sau thông báo. Vào tháng 7 năm 2018, Facebook đã bị các cơ quan giám sát của Anh trả 500.000 bảng Anh vì không đáp ứng được yêu cầu xóa dữ liệu. Vào ngày 18 tháng 7 năm 2018, Facebook đã thành lập một công ty con có tên là Lianshu Science & Technology tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, với số vốn đăng ký 30 triệu đô la Mỹ. Tất cả các cổ phần của nó đều do chi nhánh Facebook Hong Kong nắm giữ. Tuy nhiên, việc phê duyệt đăng ký của công ty con đã được rút ra nhanh chóng, do sự bất đồng giữa các quan chức ở tỉnh Chiết Giang và Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc.

Vào ngày 26 tháng 7 năm 2018, Facebook trở thành công ty đầu tiên mất hơn 100 tỷ USD cổ phiếu trong một ngày. Nó giảm từ gần 630 tỷ USD xuống còn 510 tỷ USD, mất 19%, sau những báo cáo bán hàng thất vọng.

Vào ngày 27 tháng 7 năm 2018, Facebook đã tạm ngưng trang chính thức của chuyên gia bình luận và nhà bình luận chính trị Alex Jones trong 30 ngày. Trang web tuyên bố rằng Jones đã tham gia vào lời nói căm thù chống lại Robert Mueller.

Vào ngày 31 tháng 7 năm 2018, Facebook tiết lộ rằng công ty đã xóa 17 tài khoản liên quan đến cuộc bầu cử năm 2018 của Mỹ cho các cuộc bầu cử chính trị quốc gia, tiểu bang và địa phương. Công ty đã phát hành một tuyên bố liên quan đến các vụ vi phạm an ninh trước đó nói rằng "Rõ ràng là bất cứ ai thiết lập các tài khoản này để che khuất danh tính thực sự của họ so với Cơ quan Nghiên cứu Internet (IRA) có trụ sở tại Nga trong quá khứ. Điều này có thể một phần là do những thay đổi mà chúng tôi đã thực hiện trong năm qua để làm cho loại lạm dụng này trở nên khó khăn hơn nhiều."

Vào ngày 19 tháng 9 năm 2018, Facebook thông báo rằng, để phân phối tin tức bên ngoài Hoa Kỳ, nó sẽ làm việc với các tổ chức xúc tiến dân chủ được tài trợ bởi Hoa Kỳ, Viện Cộng hòa Quốc tế và Viện Dân chủ Quốc gia, được liên kết với các đảng Dân chủ và Cộng hòa. Thông qua Phòng thí nghiệm nghiên cứu pháp y kỹ thuật số, Facebook hợp tác với Hội đồng Đại Tây Dương, một bể tư duy liên kết với NATO. Họ đã thực hiện một khoản trợ cấp cho Agência Lupa và Aos Fatos, các nhân viên kiểm tra của Brazil, để giao tiếp tốt hơn với người dùng Facebook trong cuộc bầu cử Brazil được lên lịch vào năm 2018.

Vào tháng 11 năm 2018, Facebook đã tung ra một thương hiệu của các màn hình thông minh được gọi là Portal và Portal Plus (Portal +). Các loa thông minh được tăng cường màn hình sử dụng Alexa của Amazon (dịch vụ trợ lý cá nhân thông minh). Các thiết bị này cũng bao gồm chức năng trò chuyện video được hỗ trợ qua Facebook Messenger.

Công ty

Quản lý

Nhân viên quản lý chính của Facebook bao gồm Mark Zuckerberg (Chủ tịch và Giám đốc điều hành), Sheryl Sandberg (Giám đốc điều hành), David Wehner (Giám đốc tài chính), Mike Schroepfer (Giám đốc công nghệ), và Chris Cox (Giám đốc sản phẩm). Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2017, Facebook có 20,658 nhân viên.

Doanh thu

Facebook xếp thứ 76 trong danh sách Fortune 500 năm 2018 của các tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng doanh thu. Phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo. Microsoft là một đối tác đặc biệt của Facebook về các dịch vụ banner quảng cáo, và Facebook chỉ đăng các quảng cáo thuộc mạng lưới quảng cáo của Microsoft. Theo comScore, một công ty nghiên cứu thị trường internet, Facebook thu thập rất nhiều dữ liệu từ những người viếng thăm tương đương như Google và Microsoft, nhưng ít hơn so với Yahoo!. Năm 2010, đội an ninh mạng của công ty đã bắt đầu mở rộng các nỗ lực nhằm ngăn chặn những nguy hiểm và phá hoại từ phía người sử dụng. Ngày 6 tháng 11 năm 2007, Facebook triển khai Facebook Beacon nhằm ngăn chặn những cố gắng quảng cáo đến bạn bè của các thành viên nhờ sử dụng những thông tin cá nhân của thành viên đó.

Facebook nói chung có tỉ lệ nhấp chuột (clickthrough rate) (CTR) vào các nội dung quảng cáo nhỏ so với nhiều website lớn. Đối với các banner quảng cáo, CTR của banner chỉ bằng một phần năm so với CTR của toàn bộ các nội dung (đường link) trên FB. Điều này có nghĩa là tỉ lệ người dùng FB nhấp chuột vào nội dung quảng cáo nhỏ hơn so với các website lớn khác. Ví dụ, trong khi số người click vào quảng cáo đầu tiên cho kết quả tìm được trên Google trung bình là 8% thời gian (80.000 click cho 1 triệu tìm kiếm), thì người dùng Facebook click vào quảng cáo trung bình 0,04% thời gian (400 click cho 1 triệu trang). Nguyên nhân gây ra CTR thấp của Facebook là do người dùng trẻ tuổi kích hoạt phần mềm chặn quảng cáo và khả năng của họ trong việc bỏ qua thông điệp quảng cáo, cũng như mục đích chính của trang web là giao tiếp xã hội chứ không phải là xem nội dung. Theo tư vấn kỹ thuật số iStrategy Labs vào giữa tháng 1 năm 2014, ba triệu người dùng ít hơn trong độ tuổi từ 13 đến 17 đã có mặt trên nền tảng Quảng cáo xã hội của Facebook so với năm 2011.

Sarah Smith, giám đốc hoạt động bán hàng trực tuyến của Facebook, xác nhận rằng các chiến dịch quảng cáo thành công trên FB có tỉ lệ nhấp chuột CTR là 0,05% tới 0,04%, và rằng CTR cho các quảng cáo có xu hướng giảm xuống trong vòng hai tuần. So với CTR của mạng xã hội MySpace, tỉ lệ này là 0,1%, cao hơn 2,5 lần của Facebook nhưng vẫn thấp hơn so với nhiều website. Giá trị CTR của Facebook khá thấp có thể giải thích do FB bao gồm những thành viên là những người hiểu biết về công nghệ hơn và họ sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo để ẩn đi những quảng cáo trên FB, có nhiều thành viên trẻ tuổi hơn tham gia FB do vậy họ cũng bỏ qua những thông tin quảng cáo; và trên Myspace, các thành viên dành nhiều thời gian để duyệt nội dung trong khi trên Facebook các thành viên lại sử dụng nhiều thời gian để trao đổi với bạn bè và do vậy họ bỏ qua sự chú ý tới nội dung quảng cáo.

Trên các trang cho các thương hiệu và sản phẩm, tuy nhiên, một số công ty đã báo cáo CTR cao tới 6,49% cho bài viết ở Wall (một tính năng của Facebook). Involver, một nền tảng tiếp thị xã hội, công bố vào tháng 7 năm 2008 rằng nó quản lý để đạt được CTR là 0,7% trên Facebook (hơn 10 lần so với kết quả CTR từ các chiến dịch quảng cáo tiêu biểu trên Facebook) cho khách hàng đầu tiên của Involver, công ty phần mềm Serena, quản lý để chuyển đổi 1.100.000 lượt xem vào 8.000 khách truy cập vào trang web của họ. Một nghiên cứu cho thấy rằng đối với quảng cáo video trên Facebook, kết quả là đối với những người sử dụng đã xem những video này thì hơn 40% họ xem chúng toàn bộ, trong khi trung bình ngành công nghiệp là 25% đối với quảng cáo video trong banner.

Facebook có hơn 1.750 nhân viên và cộng tác viên ở 12 nước. Về quyền sở hữu Facebook, Mark Zuckerberg sở hữu 24% công ty, Accel Partners là 10%, Digital Sky Technologies là 10%, Dustin Moskovitz sơ hữu 6%, Eduardo Saverin là 5%, Sean Parker là 4%, Peter Thiel là 3%, Greylock Partners và Meritech Capital Partners mỗi bên sở hữu 1 tới 2%, Microsoft sở hữu 1,3%, Lý Gia Thành sở hữu 0,75%,Interpublic Group sở hữu ít hơn 0,5%, một nhóm nhỏ các nhân viên hiện tại và cựu nhân viên cũng như nhân vật nổi tiếng sở hữu ít hơn 1%, bao gồm Matt Cohler, Jeff Rothschild, thượng nghị sĩ bang California Barbara Boxer, Chris Hughes, và Owen Van Natta; Reid Hoffman và Mark Pincus có cổ phần khá lớn trong công ty, và 30% còn lại hoặc do nhân viên sở hữu, hoặc do những người muốn giấu tên hoặc từ những nhà đầu tư bên ngoài. Adam D'Angelo, giám đốc công nghệ và bạn của Zuckerberg, đã rút khỏi công ty vào tháng 5 năm 2008. Báo chí cho rằng ông và Zuckerberg đã tranh cãi, và rằng Adam không còn quan tâm đến việc sở hữu cổ phần công ty nữa.

Website

Thành viên đã đăng ký có thể tạo hồ sơ với các hình ảnh, danh sách sở thích cá nhân, thông tin liên lạc, và những thông tin cá nhân khác. Người dùng có thể trao đổi với bạn bè và những người khác thông qua tin nhắn cá nhân hoặc công cộng và tính năng chat của Facebook. Họ cũng có thể tạo và gia nhập nhóm ưa thích hay "trang yêu thích" (trước đây gọi là "trang các fans", cho đến tận 19 tháng 4 năm 2010), một số trang được duy trì bởi các tổ chức và có banner quảng cáo.

Để xoa dịu những lo ngại về sự riêng tư, Facebook cho phép người dùng lựa chọn cài đặt bảo mật của riêng mình và lựa chọn những người có thể nhìn thấy phần cụ thể của tiểu sử của họ. Website là miễn phí đăng nhập, và nó phát sinh lợi nhuận từ quảng cáo, chẳng hạn thông qua banner quảng cáo. Facebook đòi hỏi tên thành viên và hình ảnh (nếu có) để mọi người có thể đăng nhập vào trang web. Người dùng có thể kiểm soát những ai nhìn thấy các thông tin mà họ đã chia sẻ, cũng như những người có thể tìm thấy chúng trong tìm kiếm, thông qua các thiết lập bảo mật của họ.

Các phương tiện truyền thông thường so sánh Facebook với MySpace, nhưng có một ý nghĩa khác biệt giữa hai trang web là mức độ tuỳ biến. Một khác biệt nữa là sự yêu cầu của Facebook rằng người dùng sử dụng danh tính thực sự của họ, một đòi hỏi mà không có ở MySpace. MySpace cho phép người dùng trang trí hồ sơ của họ bằng cách sử dụng HTML và Cascading Style Sheets (CSS), trong khi Facebook chỉ cho phép bằng văn bản (plain text). Facebook có một số tính năng mà người dùng có thể tương tác. Chúng bao gồm Wall, một không gian trên trang hồ sơ của mỗi thành viên cho phép bạn bè họ đăng các tin nhắn cho thành viên để xem; Pokes (cú hích), cho phép người dùng gửi một "cái hích" ảo với nhau (một thông báo cho thành viên là họ đã bị chọc); Hình ảnh, nơi người dùng có thể upload album và hình ảnh; và Trạng thái, cho phép thành viên thông báo cho bạn bè họ đang ở đâu và làm gì. Tùy thuộc vào cài đặt riêng tư, bất cứ ai có thể xem hồ sơ của người dùng cũng có thể xem tính năng Wall của người dùng đó. Tháng 7 năm 2007, Facebook bắt đầu cho phép người dùng gửi file đính kèm với Wall, trong khi trước đây Wall chỉ giới hạn nội dung văn bản.

Theo thời gian, Facebook đã thêm các tính năng mới vào website. Ngày 6 tháng 9 năm 2006, tính năng News Feed được ra, nó xuất hiện trên trang chủ của thành viên sử dụng và làm nổi bật thông tin bao gồm thay đổi hồ sơ, các sự kiện sắp tới, và ngày sinh nhật của bạn bè của thành viên đó. Điều này cho phép những người gửi thư rác (spammer) và người dùng khác thao tác với những tính năng này bằng cách tạo ra sự kiện bất hợp pháp hoặc đăng ngày sinh nhật giả để thu hút sự chú ý đến hồ sơ của họ. Ban đầu, News Feed không làm hài lòng đối với những người sử dụng Facebook; một số người phàn nàn là nó quá lộn xộn và đầy những thông tin không mong muốn, trong khi những người khác đề cập đến nó quá dễ dàng cho những người khác có thể theo dõi các hoạt động cá nhân của họ (chẳng hạn như thay đổi tình trạng quan hệ, sự kiện, và các cuộc hội thoại với thành viên khác).

Để đáp lại, Zuckerberg đã đưa ra một lời xin lỗi cho lỗ hổng của trang web và đưa vào các tính năng bảo mật thích hợp tùy biến được. Kể từ đó, người dùng đã có thể kiểm soát những loại thông tin được chia sẻ một cách tự động với bạn bè. Thành viên FB hiện nay có thể ngăn chặn những người trong danh sách bạn bè mà thành viên đó không muốn họ nhìn thấy thông tin cập nhật về một số loại hoạt động, bao gồm thay đổi hồ sơ, bài trên Wall, và bạn bè mới thêm vào.

Ngày 23 tháng 2 năm 2010, Facebook được cấp bằng sáng chế US patent 7669123 Lưu trữ 2015-11-05 tại Wayback Machine về những khía cạnh của News Feed. Bằng sáng chế bảo vệ News Feeds trong đó các liên kết được cung cấp để một người dùng có thể tham gia vào các hoạt động tương tự của một người dùng khác. Bằng sáng chế có thể khuyến khích Facebook theo đuổi hành động chống lại các trang web vi phạm bằng sáng chế của họ, mà có khả năng có thể bao gồm các trang web như Twitter.

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên Facebook là ứng dụng Hình ảnh (Photos), nơi thành viên có thể upload album và hình ảnh. Facebook cho phép người dùng tải lên không giới hạn số hình ảnh, so với các dịch vụ lưu trữ hình ảnh khác như Photobucket và Flickr, trong đó áp dụng giới hạn số lượng các bức ảnh mà người dùng được phép tải lên. Trong những năm đầu tiên, người dùng Facebook được giới hạn đến 60 hình ảnh cho mỗi album. Tính đến tháng 5 năm 2009, giới hạn này đã được tăng lên đến 200 bức ảnh mỗi album.

Các thiết lập bảo mật có thể được đặt cho các album cá nhân, hạn chế các nhóm người sử dụng có thể xem một album. Ví dụ, tính riêng tư của một album có thể được thiết lập để chỉ những bạn bè của thành viên có thể xem album, trong khi tính riêng tư của album khác có thể được thiết lập để tất cả người dùng Facebook có thể nhìn thấy nó. Một tính năng của ứng dụng hình ảnh là khả năng "tag", hay đánh nhãn một thành viên trong một bức ảnh. Ví dụ, nếu một bức ảnh có một người bạn của thành viên, sau đó thành viên này có thể "tag" người bạn trong bức ảnh. Điều này sẽ gửi một thông báo cho người bạn rằng họ đã được gắn thẻ, và cung cấp cho họ một liên kết để xem bức ảnh.

Facebook Notes được giới thiệu vào ngày 22 tháng 8 năm 2006, một tính năng viết blog cho phép nhúng các thẻ và hình ảnh. Thành viên sau đó có thể nhập blog từ Xanga, LiveJournal, Blogger, và các dịch vụ blog khác. Trong tuần lễ từ ngày 7 tháng 4 năm 2008, Facebook đưa ra ứng dụng nhắn tin tức thời dựa trên ngôn ngữ lập trình Comet gọi là "Chat" cho một vài mạng, cho phép người dùng giao tiếp với bạn bè và nó có chức năng tương tự ứng dụng tin nhắn tức thời của máy tính để bàn.

Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Facebook ra mắt tính năng Quà tặng, cho phép người dùng gửi quà tặng ảo cho bạn bè của họ xuất hiện trên hồ sơ của người nhận. Mỗi quà tặng chi phí 1,00 $ để mua hàng, và một tin nhắn cá nhân hoá có thể được đính kèm với từng món quà. Ngày 14 tháng 5 năm 2007, Facebook khai trương Marketplace, cho phép người sử dụng đăng quảng cáo miễn phí có tính phân loại. Marketplace đã từng được so sánh với Craigslist bởi CNET, trong đó chỉ ra rằng sự khác biệt lớn giữa hai tính năng là danh sách được đăng bởi một người sử dụng trên Marketplace chỉ nhìn thấy bởi những người dùng đang ở trong cùng một mạng với người dùng đó, trong khi danh sách được đăng trên Craigslist có thể được xem bởi bất cứ ai.

Ngày 20 tháng 7 năm 2008, Facebook giới thiệu "Facebook Beta", một thiết kế lại đáng kể giao diện người dùng trên các mạng đã chọn. Tính năng Mini-Feed và Wall được hợp nhất, hồ sơ đã được tách thành nhiều phần theo thẻ, và một nỗ lực đã được thực hiện để tạo ra một cái nhìn "sạch". Sau khi ban đầu cho người dùng một sự lựa chọn để chuyển đổi, Facebook đã bắt đầu di chuyển tất cả thành viên vào phiên bản mới trong tháng 9 năm 2008. Ngày 11 tháng 12 năm 2008, người ta thông báo rằng Facebook đã thử nghiệm một quá trình đăng ký đơn giản hơn.

Ngày 13 tháng 6 năm 2009, Facebook đã giới thiệu tính năng "Tên người dùng" (Usernames), nhờ đó mà các trang có thể được liên kết với URL đơn giản hơn như http://www.facebook.com/facebook so với http://www.facebook.com/profile.php?id=20531316728. Nhiều điện thoại thông minh mới cung cấp truy cập vào các dịch vụ của Facebook hoặc thông qua trình duyệt web hoặc các ứng dụng của điện thoại. Ứng dụng Facebook chính thức có sẵn cho hệ điều hành iPhone, hệ điều hành Android, và WebOS. Nokia và Research In Motion đều cung cấp ứng dụng Facebook cho các dòng di động của họ. Hơn 150 triệu người dùng truy cập vào Facebook thông qua thiết bị di động trên 200 nhà khai thác dịch vụ di động ở 60 quốc gia.

Vào ngày 14 tháng 9 năm 2011, Facebook đã cung cấp một tính năng mới cho người dùng đó là thêm vào một nút "Đăng ký" trên mọi trang cá nhân, cho phép người dùng đăng ký để có thể đọc được các bài đăng công khai của người dùng khác mà không cần phải kết bạn. Đồng thời, Facebook cũng đã giới thiệu một hệ thống vào tháng 2 năm 2012 để xác minh danh tính của một số tài khoản nhất định. Vào tháng 12 năm 2012, Facebook thông báo rằng vì sự nhầm lẫn của người dùng xung quanh chức năng của nó, nút Đăng ký sẽ được đổi tên lại là nút "Theo dõi".

Facebook đưa ra dịch vụ "Facebook Messages" mới vào ngày 15 tháng 11 năm 2010. Trong sự kiện truyền thông ngày hôm đó, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg cho biết, "Sự thật là mọi người sẽ có thể có địa chỉ email an@facebook.com, nhưng nó không phải email." Việc ra mắt tính năng như vậy đã được dự đoán trước khi công bố nó, với một số người gọi nó là "sát thủ của Gmail." Hệ thống này có sẵn cho tất cả người sử dụng trang web, kết hợp tin nhắn văn bản, tin nhắn tức thời, email, và tin nhắn thông thường, và sẽ bao gồm các thiết lập bảo mật tương tự như của các dịch vụ khác của Facebook. Với mã hiện "Project Titan," Facebook Messages mất 15 tháng để phát triển.

Ngày 24 tháng 2 năm 2016, Facebook cho ra mắt bộ "bày tỏ cảm xúc" (gọi là Reactions) bên cạnh nút thích quen thuộc. Giờ đây, người sử dụng có thể thể hiện những thái độ khác nhau bằng bộ cảm xúc này, đó là: "Yêu thích", "Haha" (tiếng cười), "Wow" (ngạc nhiên), "Buồn" và "Phẫn nộ". Tháng 5 năm 2017, bộ Reactions cũng được triển khai cho phần bình luận.

Vào tháng 8 năm 2015, Facebook bắt đầu ra mắt tính năng mới cho phép người dùng có thể phát sóng trực tiếp video của họ (gọi là live stream).

Vào tháng 5 năm 2016, Facebook bắt đầu cho phép người dùng có thể tải lên và xem các bức ảnh 360 độ.

Vào năm 2017, Facebook ra mắt tính năng mới tên gọi Messenger Day cho tất cả người dùng Facebook Messenger trên iOS và Android. Messenger Day cho phép người dùng chụp ảnh và quay video bằng camera riêng của Facebook Messenger với các hiệu ứng như bộ lọc, chèn hình, văn bản và vẽ. Mọi người có thể thêm nội dung vào "Ngày" của họ hoặc gửi vào cuộc trò chuyện với bạn bè. Tất cả các nội dung đăng tải sẽ biến mất trong vòng 24 giờ. Đây là tính năng tương tự như Instagram Stories và WhatsApp Status. Cũng trong năm 2017, nhân dịp kỉ niệm 30 năm kể từ ngày ra đời của ảnh GIF, Facebook đã cho ra đời một tính năng mới cho phép người dùng có thể đăng GIF ở phần bình luận. Người dùng có thể truy cập vào kho ảnh GIF của Facebook bằng cách sử dụng nút GIF nằm bên cạnh bộ chọn biểu tượng cảm xúc.

Ứng dụng liên hệ với Facebook

  • Messenger
  • Instagram
  • WhatsApp
  • Facebook Watch

Chỉ trích và tranh cãi

Quy mô và sức ảnh hưởng của facebook ngày càng lớn, nó gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề đạo đức và an toàn thông tin đối với các nội dung chia sẻ trên trang mạng này. Các vấn đề mà công ty này đang bị tố cáo là việc vi phạm quyền riêng tư, buông thả trong việc quản lý các nguồn tin giả, các nguồn tin được chia sẻ trên facebook. Facebook bị tổ chức Ân xá quốc tế chỉ trích là đã hỗ trợ chính phủ Việt Nam kiểm duyệt những chỉ trích và trấn áp tiếng nói của giới bất đồng chính kiến. Báo cáo minh bạch của Facebook thừa nhận từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2020, công ty này đã ngăn tiếp cận 834 nội dung tại Việt Nam để đáp ứng các báo cáo từ Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông (ABEI) và Bộ Công an (MPS) về các nội dung được cho là vi phạm Nghị định số 72/2013 / NĐ-CP, bao gồm nội dung chống Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam; Thông tin sai lệch về COVID-19; khuyến khích cờ bạc trực tuyến bất hợp pháp; buôn bán và quảng cáo bất hợp pháp; và gian lận hoặc mạo danh.

Tại Mỹ, facebook bị cáo buộc gây ảnh hưởng tâm lý, bao gồm cả việc ảnh hưởng của nó với các cảm giác tiêu cực đối với các vấn đề xã hội, hội chứng nghiện mạng xã hội đang là một vấn đề nan giải đối với giới trẻ tại quốc gia này. Vấn đề này cũng xảy ra rất nhiều nơi trên thế giới.

Việc quản lý thông tin được chia sẻ trên facebook rất khó khăn. Nó rất dễ được tin tặc sử dụng để chia sẻ các nội dung bất hợp pháp: bao gồm mại dâm, tin giả, các văn bản/video kích động hiếp dâm và khủng bố, livestreaming bạo lực và tình dục, các bài viết ngôn từ thù địch. Facebook cũng là nơi truyền bá của các đối tượng khủng bố, kích động bạo lực, kích động mẫu thuẫn với chính quyền và biểu tình tại nhiều nơi trên thế giới. Việc quản lý, kiểm duyệt của công ty đối với các thông tin này rất kém, các vấn đề như truy xuất nguồn tin trên facebook thường rất khó khăn.

Facebook cũng bị tố cáo trốn thuế hàng tỷ đô la hàng năm chỉ riêng ở Hoa Kỳ, con số này còn cao hơn ở trên thế giới.

Facebook cũng từng bị kiện về việc thu thập thông tin trái phép và bán cho một bên thứ 3 về thông tin duyệt internet của một cá nhân, ngay cả khi cá nhân đó không phải người dùng facebook.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, càng tiếp xúc nhiều với Facebook thì nguy cơ trầm cảm càng cao. Đặc biệt, những người bị chẩn đoán mắc bệnh này từ trước thì khả năng bị càng cao hơn khi sử dụng.

Xem thêm

  • Blog
  • Yahoo 360
  • Yahoo Messenger
  • MySpace
  • Windows Live Spaces
  • Kiểm duyệt Internet tại Việt Nam
  • Skype
  • Kiểm duyệt Facebook

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Official Facebook website (Di động)

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Facebook by Wikipedia (Historical)


PEUGEOT 205